Nghĩa trang quốc gia Arlington (hạt Arlington, bang Virginia, Mỹ)
Với diện tích rộng lớn, Arlington là nghĩa trang của hàng ngàn binh lính tử trận trong chiến tranh và xung đột suốt thời kỳ lịch sử Mỹ.
Nhìn từ trên đỉnh đồi, bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp của nghĩa trang. Mộ tổng thống Kenedy, mộ vô danh và đài tưởng niệm Iwo Jima là 3 địa danh bạn nên ghé thăm khi đến Arlington.
Nghĩa trang Pere Lachaise (Paris, Pháp)
Pere-Lachaise là nơi chôn cất những người nổi tiếng như ca sĩ Jim Morrison, nhà văn Oscar Wilde, họa sĩ Delacroix. Đây cũng là nghĩa trang lớn nhất thủ đô Paris với hơn 70.000 ngôi mộ.
Điều đặc biệt là người dân Paris luôn xem nơi đây như một công viên xanh để thư giãn, nghỉ ngơi.
Nghĩa trang Highgate (London, Anh)
Nghĩa trang Highgate là một trong những điểm đến tuyệt vời của thành phố London. Đây là nơi chôn cất của các nhân vật huyền thoại như Karl Marx, George Elliot, Michael Faraday, gia đình nhà văn Charles Dickens.
Thiên nhiên hoang dã là điểm nổi bật ở Highgate và luôn khiến du khách không thể nào quên.
Nghĩa trang Old Jewish (Praha, Cộng hòa Czech)
Nghĩa trang luôn ở tình trạng “quá tải” với những ngôi mộ chồng chất lên nhau, bao phủ bởi rêu mốc, gây ấn tượng mạnh mẽ với khách du lịch.
Tuy có 12.000 mộ phần nhưng người ta ước tính hơn 100.000 tín đồ Hồi giáo đã được chôn ngay bên dưới nghĩa trang.
Nghĩa trang Luarca (thành phố Asturias, Tây Ban Nha)
Nghĩa trang Luarca, nằm ở phía bắc Tây Ban Nha, sở hữu vị trí tuyệt vời với tầm nhìn thẳng ra biển Cantabrian.
Khung cảnh thơ mộng thật sự rất lý tưởng để du khách hòa mình vào tiếng sóng vỗ, làn gió nồng và hương cây cỏ phảng phất.
Nghĩa trang Recoleta (thủ đô Buenos Aires, Argentina)
Nghĩa trang Recoleta được ví như tác phẩm nghệ thuật, là nơi yên nghỉ của các nhân vật nổi tiếng ở đất nước Argentina với những hàng mộ thẳng tắp và điện thờ trang trí tinh tế, công phu.
Recoleta có vị trí khá yên tĩnh, nổi bật bởi chánh điện hình tròn, xung quanh là kiến trúc điêu khắc tuyệt đẹp.
Nghĩa trang trung tâm Vienna (Áo)
Nghĩa trang trung tâm Vienna lớn thứ hai ở châu Âu sau Hamburg, đóng vai trò quan trọng đối với thủ đô nước Áo.
Với diện tích hơn 2,5km2, đây là nơi chôn cất những thiên tài âm nhạc Beethoven, Schubert, Salieri, Brahms và Strauss.
Du khách không nên bỏ qua nhà thờ Art Nouveaun với kiến trúc kỳ vĩ của kiến trúc sư Otto Wagner.
Nghĩa trang Saint Louis (thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ)
Điểm đặc biệt nhất của nghĩa trang Saint Louis chính là mộ được đặt trên mặt đất do thành phố New Orleans có vị trí thấp hơn mực nước biển.
Kiến trúc lăng mộ sắc sảo, công phu khiến du khách ngỡ như đang bước vào thành phố của người chết. Đây còn là nơi yên nghỉ của Marie Laveau - nữ hoàng tà thuật Voodoo nổi tiếng.
Nghĩa trang Merry (thị trấn Sapanta, Romania)
Nghĩa trang Merry không giống bất kỳ nghĩa trang nào bạn từng viếng thăm.
Cách trang trí mộ sặc sỡ khiến nơi đây chẳng có vẻ gì là một nghĩa trang. Trên mỗi bia mộ còn được khắc câu nói hài hước miêu tả cuộc đời của người đã khuất.
Họa sĩ tài ba Stan Loan Patras, người đã trang trí hầu hết 800 phần mộ, cũng yên nghỉ tại đây.
Nghĩa trang binh lính Mỹ (thị trấn Colleville-sur-Mer, Pháp)
Thị trấn Colleville-sur-Mer có một địa danh lịch sử khá quan trọng trong Thế chiến thứ 2: nghĩa trang binh lính Mỹ. Đây là nơi an nghỉ của binh lính Mỹ tử trận ở châu Âu vào thời chiến.
Nghĩa trang nằm trên đỉnh vách núi hướng xuống biển Ohama, có diện tích 70ha với hơn 9.000 phần mộ.
Nghĩa trang Staglieno (thành phố Genoa, Ý)
Các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật là điểm nhấn nổi bật của nghĩa trang Staglieno ở thành phố Genoa. Được sử dụng từ năm 1851, Staglieno là một trong những nghĩa trang lớn của châu Âu.
Bạn đừng quên chiêm ngưỡng bức tượng cẩm thạch Angel of Monteverde và dạo quanh khu vườn đặc sắc do kiến trúc sư người Ý Carlo Barabino thiết kế.
Nghĩa trang Lone Fir (thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ)
Nghĩa trang Lone Fir ở thành phố Portland mang giá trị lịch sử to lớn.
Không chỉ đơn thuần là nơi yên nghỉ của người đã khuất, Lone Fir còn là bảo tàng ngoài trời và khu vườn sinh thái với khung cảnh khá lãng mạn khi tiết trời sang thu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận