30/05/2009 11:34 GMT+7

Trà xanh có thể ngăn nhiễm HIV

HẢI MINH (Theo AFP)
HẢI MINH (Theo AFP)

TTCT - Đại học Heidelberg (Đức) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy trà xanh có chứa epigallocatechin-3-gallate (EGCG), chất có thể trung hòa một loại protein trong tinh trùng được coi là tác nhân trung gian trong việc lây truyền virus HIV qua quan hệ tình dục.

tehNtmTI.jpgPhóng to

Từ kết quả đó, các nhà khoa học đề nghị sử dụng EGCG trong các loại kem bôi sử dụng trong quan hệ tình dục, hi vọng sẽ là phương pháp ngăn chặn virus HIV lây lan ở các nước không có điều kiện đầu tư cho nghiên cứu y học.

Phần lớn trong 33 triệu người có HIV hiện nay trên thế giới là do quan hệ tình dục và khoảng 96% ca nhiễm mới xảy ra ở những nước nghèo.

Tăng hiệu suất tủ lạnh bằng vỏ trấu

nBPIZ7c7.jpgPhóng to
Maerogel thương phẩm của UTM
Bọt aerogel sản xuất lần đầu (1931) có giá 3.000 USD/kg. Giá cả đã hạn chế phạm vi áp dụng mặc dù khả năng cách nhiệt của aerogel cao gấp nhiều lần sản phẩm từ dầu mỏ.

Nữ giáo sư Halimaton Hamdan của Đại học Kỹ thuật Malaysia (UTM) đã tìm ra công nghệ sản xuất aerogel bằng cách trích ly tro silice hoạt tính cao trong vỏ trấu. Công nghệ mới này hạ giá thành aerogel cách nhiệt xuống còn 56 USD/kg và tăng hiệu suất lên gấp 37 lần so với sợi thủy tinh.

Một lớp aerogel tro trấu dày 12,5mm cách nhiệt tương đương 100mm vật liệu hiện nay. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tăng hiệu suất các thiết bị làm lạnh lên 50%, nhờ đó giảm tiêu hao năng lượng và giảm thải CO2 vào khí quyển.

Aerogel làm từ tro trấu có tên thương mại Maerogel, tỉ trọng chỉ gấp ba không khí nhưng chịu được sức nén và trong suốt nên cũng được dùng trong các thiết bị điện tử, các lớp cách âm, cách nhiệt trong xây dựng. Triển vọng này mở ra cơ hội cho các xứ sản xuất lúa gạo như Việt Nam.

Siêu âm chống thủy triều đỏ

ovZ68INW.jpgPhóng to

Thủy triều đỏ do tảo nở hoa

Hiện tượng thủy triều đỏ thấy ở biển hay các ao hồ là do tảo trong nước đồng loạt nở hoa. Khi đó, chúng tiêu thụ quá nhiều oxy đến độ làm các sinh vật trong nước chết ngạt, mặt khác làm các sinh vật nuôi bị nhiễm độc tố thần kinh.

Trước đây, cách đối phó là... chờ cho đến khi chúng tan đi. Nhưng nay Đại học Hull (Anh) đã chủ động tấn công bằng sóng siêu âm. Nghiên cứu được thực hiện trên loài tảo Anabaena sphaerica nổi trên mặt nước nhờ các túi khí nitrogen. Khi sóng phát ra ở tần số khoảng 1 mega hertz thì các túi khí bị vỡ, tảo chìm xuống nước và chết vì thiếu ánh nắng mặt trời.

Các nghiên cứu tiếp theo áp dụng cho các loài tảo tạo thủy triều đỏ có kích thước túi khí lớn hoặc nhỏ hơn bằng việc thay đổi tần số siêu âm, đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra hơn bán kính 20m như hiện nay.

NASA tìm nước trên Mặt trăng

bEgMzuAa.jpgPhóng to
Bề mặt vùng cực Mặt trăng
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến sẽ phóng một thiết bị thăm dò bề mặt Mặt trăng bằng tên lửa Atlas V từ Cape Canaveral, Florida vào ngày 17-6 tới.

Nhiệm vụ của thiết bị là tìm các khu vực cho tàu vũ trụ hạ cánh và nguồn nước cho phép con người làm việc, thậm chí sinh sống trên “người hàng xóm” gần nhất của Trái đất. Theo đó, phi thuyền mới của NASA sẽ gồm hai phần: phần thăm dò Mặt trăng từ quỹ đạo của thiên thể này và phần còn lại sẽ cày xới bề mặt để tìm nước.

Hoạt động sẽ tập trung vào hai vùng cực còn ít được biết đến của Mặt trăng với hi vọng tìm thấy băng đá ở đó. Vùng xích đạo của Mặt trăng mà con người đã thăm dò khá kỹ trong thế kỷ trước không có nước. Những miệng núi lửa nằm vĩnh viễn trong bóng tối trên Mặt trăng, không được ánh sáng Mặt trời chiếu đến từ 1-2 tỉ năm nay, có thể là nơi chứa băng đá ở nhiệt độ âm 2000C.

Khả năng tồn tại băng đá có ý nghĩa sống còn đối với nhiệm vụ tương lai của loài người trên Mặt trăng, với hi vọng có thể cung cấp oxy cho các nhà du hành vũ trụ và năng lượng cho tên lửa.

Băng dán trị ung thư

gBWg2kH5.jpgPhóng to
7FJhMDGP.jpg
Một loại băng dán có lớp diod hữu cơ phát sáng (OLED - organic light-emitting diodes) dùng điều trị các đốm ung thư da theo phép quang năng trị liệu PDT (photodynamic therapy).

Số người bị ung thư da hiện tăng nhanh, tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm. 90% khối ung thư thường xuất hiện ở cổ và mặt khiến việc điều trị rất bất tiện, nhất là nếu dùng liệu pháp laser (chỉ có thể thực hiện ở bệnh viện).

Kỹ thuật OLED-PDT cho phép bệnh nhân điều trị tại nhà. Thuốc được đưa vào khối u dưới dạng kem thoa ngoài da chứa axit amino-laevulinic tạo biến dưỡng cho các thể sắc tố porphyrin của da. Sau đó, sắc tố hấp thu mạnh ánh sáng OLED màu đỏ tạo phản ứng quang hóa tiêu diệt khối u.

HẢI MINH (Theo AFP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên