Ngoài giãn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 nên giảm ít nhất 30% số thuế được giãn, giảm 20-30% thuế khoán cho các hộ kinh doanh hàng bình ổn giá, hộ cho thuê phòng trọ để các hộ này ổn định giá trong năm 2011.
![]() |
Kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế - Ảnh: THANH ĐẠM |
TP.HCM sẽ bình ổn mặt hàng sữa bột UBND TP.HCM cho biết có chủ trương đưa mặt hàng sữa vào diện bình ổn giá. Hiện TP.HCM đã làm việc với đơn vị sản xuất sữa VN để có phương án thực hiện cụ thể. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia sẽ cam kết không tăng giá trong thời gian nhất định với hai mặt hàng sữa trẻ em 12 tháng tuổi trở xuống và sữa dành cho người già. Hiện Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk) đã cam kết tham gia chương trình. |
Giãn, giảm thuế với nhiều đối tượng là một phần của gói giải pháp vừa được TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính để giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn. Bà Nguyễn Thị Hồng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết thêm:
- TP.HCM rất hoan nghênh chủ trương giãn thuế một năm với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên TP.HCM đề xuất sớm cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ giảm ít nhất 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2011 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh vốn vay khó, lãi suất cao, việc giãn thuế kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn, duy trì được sản xuất kinh doanh.
TP.HCM cũng kiến nghị ổn định thuế đối với các hộ nộp thuế theo phương thức khoán kinh doanh các mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá của TP.HCM và những hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho công nhân, sinh viên, học sinh thuê.
Đặc biệt, TP.HCM đề xuất giảm 20-30% thuế cho những đối tượng trên có cam kết không tăng giá trong năm 2011. Đây là một trong những nỗ lực thực hiện các biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường.
Trong cuộc họp giao ban vừa qua, Bộ Tài chính cho biết sẽ xem xét mức giảm cụ thể. TP còn đề xuất Chính phủ chấp thuận cho TP.HCM giảm nhiệm vụ thu nội địa năm 2011 tương ứng số thuế thu nhập doanh nghiệp được giãn nộp sang năm 2012.
Đối với thuế thu nhập cá nhân, mức khởi điểm 4 triệu đồng và mỗi người phụ thuộc được giảm trừ 1,6 triệu đồng, nếu so với tình hình giá cả tăng như hiện nay là thấp, không đảm bảo đời sống của người lao động tại các thành phố lớn. Vì vậy TP.HCM kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân phù hợp với mức sống và chú trọng đến các khu vực có thời giá sinh hoạt cao được giảm trừ nhiều hơn.
Chi phí sống ở những thành phố lớn đắt đỏ nên việc cào bằng mức giảm trừ gia cảnh sẽ thiệt thòi với người dân lao động đang sinh sống tại thành thị. Ngoài ra, có thể áp dụng chính sách mức khởi điểm chịu thuế theo vùng miền.
* PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM): Ngoài việc giãn, giảm thuế với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo tôi, nên quan tâm, dành ưu đãi cho những doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động. Hiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn do lãi vay cao, giá nguyên vật liệu tăng, sức mua yếu... Nên có sự hỗ trợ để những doanh nghiệp này có thể cầm cự, duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nên tính toán điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân với nhà đầu tư chứng khoán nhằm tăng sức hấp dẫn của thị trường, giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn từ kênh chứng khoán, chứ không phải trông chờ vào vốn ngân hàng với lãi suất rất cao như hiện nay. * Bà Trần Thị Mai Trang (phó giám đốc Công ty TNHH nhựa Đức Đạt, KCN Tân Tạo, TP.HCM): Nếu được giảm ít nhất 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và được giãn trong một năm, công ty sẽ tập trung vào tái đầu tư phục vụ sản xuất. Dù số tiền ấy không nhiều, khoảng vài chục triệu đồng, nhưng ít ra chính sách này chia sẻ bớt một phần gánh nặng cho doanh nghiệp, nhất là gánh nặng tâm lý. Điều mong mỏi của doanh nghiệp là nên sớm có quyết định để có thể tính toán kế hoạch kinh doanh, phương án giá thành... * Bà Trần Thanh Vân (nhân viên công ty truyền thông tại Q.3, TP.HCM): Mức khởi điểm 4 triệu đồng/tháng cho người lao động thực tế chỉ bằng một nửa so với mức chi tiêu thực tế để đảm bảo cuộc sống tại TP.HCM. Mấy năm gần đây giá cả sinh hoạt tăng rất cao, khoản lương hằng tháng đang “teo” lại trước tốc độ tăng giá của nhiều mặt hàng, dịch vụ, trong khi mức giảm trừ lại cố định khiến cuộc sống của đại bộ phận người lao động khó khăn hơn. Đó là chưa kể khoản giảm trừ cho người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/tháng làm sao đủ nuôi con trong thời điểm hiện nay. Do vậy, theo tôi, Bộ Tài chính nên xem xét nâng mức giảm trừ cho người nộp thuế theo hướng nhiều chuyên gia đã đề xuất là 10 lần lương tối thiểu chung, mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bốn lần lương tối thiểu chung/tháng. Nếu có thể, Bộ Tài chính cũng nên xem xét đến yếu tố giá cả sinh hoạt của từng vùng để tính toán mức giảm trừ cho phù hợp. * Bà Thanh Hoa (chủ nhà trọ ở P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức, TP.HCM): Dùng tiền giảm thuế hỗ trợ người thuê nhà Nếu được giảm thuế cho thuê nhà trọ, tôi sẽ nhanh chóng lập quỹ dự phòng bệnh tật cho người ở trọ ngay. Với khoảng 4,6 triệu đồng tiền thuế hằng năm, tuy nhỏ nhưng số tiền này vẫn cần thiết trong thời buổi giá tăng liên tục như hiện nay. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận