Trong mùa vải năm 2014, chợ đầu mối Hóc Môn đã tiêu thụ khoảng 5.800 tấn vải; chợ đầu mối nông sản Thủ Đức tiêu thụ khoảng 27.000 tấn vải chính vụ; chợ đầu mối Bình Điền khoảng 1.700-2.000 tấn.
Đại diện 3 chợ đầu mối này đều khẳng định sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa trái vải thiều vào tiêu thụ.
Đại diện UBND tỉnh Hải Dương cho biết, vải thiều chủ yếu được trồng tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, với tổng diện tích khoảng 43.000 ha và sản lượng khoảng 200.000 tấn, chủ yếu là tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chưa đến 30%, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.
Riêng tại Hải Dương, diện tích vải thiều khoảng 11.000 ha, trong đó tập trung tại huyện Thanh Hà 4.000 ha, thị xã Chí Linh 4.500 ha.
Năm nay vải được mùa, với sản lượng ước tính đạt trên 50.000 tấn, trong đó vải sớm là 10.000 tấn (thu hoạch từ ngày 10-5 đến 5-6), vải thiều 40.000 tấn (thu hoạch từ ngày 5-6 đến 5-7).
Đến nay, Hải Dương đã xây dựng được 25 mô hình sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 229,8 ha, sản lượng trên 1.500 tấn.
Vải VietGap có giá bán cao hơn vải đại trà từ 15-20%, chủ yếu được tiêu thụ nội địa tại hệ thống siêu thị, nhà hàng, làm quà biếu và xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Hàn Quốc và Châu Âu.
Đại diện UBND tỉnh Hải Dương cho biết, chính quyền các cấp của tỉnh Hải Dương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi như: đảm bảo an ninh trật tự, cơ sở hạ tầng giao thông… để doanh nghiệp, thương nhân đến thu mua vải thiều; đồng thời, kiến nghị trung ương tạo điều kiện thuận lợi để có thể vận chuyển và phân phối vải thiều đến tay người tiêu dùng ở TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam một cách nhanh nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận