Phóng to |
Tổng thống Barack Obama cùng trao đổi với các vị CEO của các hãng hoạt động trong lĩnh vực Internet hàng đầu hiện nay như Facebook, Google... - Ảnh minh họa: Internet |
Cụ thể, vào tháng 12-2010, một nhóm các ông nghị phản đối đạo luật nói trên đã giành được sự chấp thuận của Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (Federal Communications Commission - FCC) với tỉ lệ phiếu thuận/phiếu chống là 3/2, vì thế được quyền tổ chức một đợt bỏ phiếu mới tại thượng viện trong cuối tuần này, mà nếu thành công họ sẽ có thể đình chỉ đạo luật đang gây tranh cãi trước khi nó kịp có hiệu lực vào ngày 20-11.
Luật trung lập của Internet (Net Neutrality) được hiểu đơn giản là một quy định được hợp thức hóa với tôn chỉ duy nhất là bảo vệ quyền được tiếp cận với tài nguyên Internet một cách bình đẳng và tối đa của người tiêu dùng. Video clip về luật trung lập của Internet và những ví dụ cụ thể khi triển khai - Nguồn: YouTube & Public Knowledge (xem tại đây) |
Tóm lại, vị thượng nghị sĩ cho rằng nếu đạo luật trung lập cho Internet được thông qua, nó sẽ đặt các ngành kinh doanh và chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ của Hoa Kỳ vào thế cực kỳ bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh từ châu Âu, cũng như các khu vực vẫn chưa đưa Internet vào “vòng kiểm soát”.
Nếu ông Barack Obama chính thức tuyên bố lời phủ quyết đối với luật trung lập Internet, sẽ rất khó để kỳ bỏ phiếu trong ngày 10-11 tới được thành công tốt đẹp. Bởi muốn hủy bỏ luật trung lập Internet, phải cần đến 2/3 số thành viên của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ cùng bác bỏ tuyên bố phủ quyết của Tổng thống Obama.
Vào tháng 4-2010, một phiên tòa chống án cấp liên bang đã thẳng thừng bác bỏ nỗ lực của FCC trong việc áp đặt lệnh trừng phạt lên hãng cung cấp dịch vụ Internet Comcast, sau khi công ty này thực hiện hành vi cản trở lưu thông dữ liệu qua đường chia sẻ ngang hàng BitTorrent của khách hàng. “FCC không có quyền gì để thực thi luật trung lập Internet” là phán quyết được phiên tòa tại Washington DC đưa ra khi đó.
Đầu năm nay, Verizon Communications cùng MetroPCS cũng từng tìm cách đâm đơn kiện nhằm hủy bỏ đạo luật của FCC. Tuy nhiên một tòa án phúc thẩm khu vực liên bang khi đó đã từ chối đơn kiện của hai hãng viễn thông, lấy lý do đơn kiện chưa đủ chứng cứ, nên liên minh trên lại tiếp tục đâm đơn kiện vào cuối năm nay. Đơn kiện cho rằng Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ đã “giẫm chân” lên thẩm quyền của các hãng cung cấp dịch vụ mạng, bằng cách thông qua một đạo luật có liên quan đến việc chặn luồng dữ liệu cũng như một số vấn đề kỹ thuật khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận