17/10/2011 04:12 GMT+7

Tôi đọc sách Toán 6

ĐOÀN NGỌC DIỆP
ĐOÀN NGỌC DIỆP

TT - 1. Công việc phải làm của giáo viên trước khi lên lớp là soạn giáo án. Trong giáo án có mục “liên hệ thực tiễn”. Giáo viên nào liên hệ thực tiễn tốt sẽ có tiết học hấp dẫn, sinh động. Trường hợp ngược lại là điều không tốt cho cả thầy lẫn trò.

Ở trang 9 của cuốn Toán 6 (Nhà xuất bản Giáo Dục VN) có ghi: “Khi viết các số tự nhiên có từ năm chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc, chẳng hạn 15 712 314”.

Sau khi đọc hàng chữ trên, tôi lấy các tờ tiền giấy của Ngân hàng Nhà nước VN ra quan sát. Trên các tờ giấy bạc (loại 10.000, 20.000, 50.000, 100.000, 500.000 đồng), người ta không hề tách riêng từng nhóm ba chữ số từ phải sang trái, nhưng lại đặt một dấu chấm cho dễ đọc.

Trên tivi và trên báo, số tiền mà các nhà hảo tâm tặng cho công tác từ thiện cũng viết với các dấu chấm.

2. Tôi đọc cuốn Đề kiểm tra toán 6 của Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, thấy các con số có nhiều chữ số được viết liên tục giống như người ta viết số điện thoại. Tôi nêu ra ví dụ:

- Trang 25 người ta viết: 19531250, 3486784401, 1073741824.

- Trang 33 người ta viết: 282475249, 28247250.

Với các con số nêu trên, tôi đọc không dễ dàng gì. Còn học sinh lớp 6 đọc ra sao?

3. Trên các sách toán, lý, hóa THCS và THPT có một lỗi rất phổ biến nhưng rất nhỏ nên ít người quan tâm. Tôi lấy ví dụ ở cuốn Đề kiểm tra toán 6.

Ở trang 110, người ta viết: Một điểm A nằm trên đường thẳng xy. Điểm mà người ta nói có tên là A. Đây là một điểm được xác định, vì thế chữ “một” là thừa.

ĐOÀN NGỌC DIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên