Sau 3 năm thực hiện thí điểm triển khai dịch vụ bác sĩ gia đình tại 8 tỉnh, thành phố, hiện cả nước đã có 336 phòng khám bác sĩ gia đình, nhiều nhất là ở TP.HCM và Hà Nội.
Ngành y tế đặt mục tiêu đến năm 2020, 80% các tỉnh, thành phố có phòng khám bác sĩ gia đình. Mô hình này được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho người dân, từ đó góp phần giảm quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.
Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, đa số người dân còn chưa biết, hoặc biết chưa đầy đủ về bác sĩ gia đình, họ là ai, họ có nhiệm vụ gì và đem lại quyền lợi như thế nào cho người dân. Thậm chí, có người còn chưa tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh tại các phòng khám bác sĩ gia đình, nhiều phòng khám còn chưa có bác sĩ…
Vậy, mô hình này liệu có thực sự lý tưởng như kỳ vọng của ngành y tế? Người dân sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào khi tham gia mô hình này?...
Mời độc giả theo dõi và gửi câu hỏi về buổi tọa đàm trực tuyến “Nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình” tổ chức vào 14g ngày 3-8, tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Tham dự tọa đàm có các khách mời: Ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế); ông Phạm Huy Dũng, Phó Chủ tịch Hội bác sĩ gia đình Việt Nam và bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, bác sĩ gia đình tại Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Buổi tọa đàm được trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho các vị khách mời về địa chỉ: thongtinchinhphu@chinhphu.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận