13/09/2011 15:23 GMT+7

Tinh trùng di động 20%: Không lo!

BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM)
BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM)

TTO - Em trai cháu đi khám tại khoa hiếm muộn của bệnh viện, bác sĩ kết luận tinh trùng di động hơn 20%. Xin cho em hỏi, với lượng tinh trùng di động như vậy em trai em có khả năng sinh con tự nhiên hay không? Cần uống loại thuốc gì hay chế độ ăn uống tập luyện ra sao để lượng tinh trùng di động lớn hơn? (M.T.T.)

- Trả lời của BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN - Góc Tư vấn hiếm muộn:

Tinh dịch đồ là một xét nghiệm dùng để khảo sát khả năng sinh sản của một người đàn ông. Có nhiều chỉ số trong tinh dịch đồ cần quan tâm để biết về khả năng sinh sản của nam giới.

Chị chỉ cho biết độ di động của tinh trùng nên khó trả lời cụ thể. Hiện nay chưa có loại thuốc, chế độ ăn uống hay cách tập luyện nào chứng minh có hiệu quả làm tinh trùng tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tỉ lệ tinh trùng di động thì 20% là khá tốt. Chị đừng quá lo lắng.

* Em năm nay 30 tuổi, chồng em 43 tuổi. Vợ chồng em cưới đã 1 năm nhưng chưa có em bé, kinh nguyệt em không đều, chu kỳ có khi tới 65 ngày, ít - khoảng 2 ngày là hết và màu sậm.

Em đi khám ở BV kết quả: SA âm tính, Dịch AĐ: trực khuẩn Gram(-), TBBMAD(++++)BC(++).nghĩa là sao ạ? Chồng em hồi nhỏ bị quai bị và bị sưng 1 bên trái tinh hoàn, có phải vì thế mà tụi em không có con không hả BS? Em muốn đi khám thì khám ở đâu, mất nhiều thời gian không? Em ở Đăk Nông. (T.L.P.)

- Anh chị nên đến các cơ sở có khám và điều trị hiếm muộn để được khám và tư vấn. Cụ thể, chị sẽ được thực hiện xét nghiệm nội tiết để xem có tình trạng rối loạn phóng noãn không vì kinh nguyệt của chị không đều.

Chồng chị sẽ được thực hiện tinh dịch đồ để đánh giá khả năng sinh sản. Bệnh quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn có thể gây tinh trùng ít, yếu, teo tinh hoàn gây không sinh tinh ở khoảng 15% bệnh nhân chứ không phải tất cả.

Sau khi chị và chồng khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp hỗ trợ cho anh chị có thai. Thời gian khám không lâu, khoảng 1-2 ngày là đã có kết quả các xét nghiệm.

* Em bây giờ đang làm công nhân khai thác than. Phải thường xuyên tiếp xúc với bụi và khói mìn. Nhiều người nói hít phải nhiều khói mìn có thể bị vô sinh. Theo BS có phải vậy không?

- Hít phải bụi khói nhiều có thể có liên quan đến các bệnh đường hô hấp. Theo sự hiểu biết của tôi thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh có mối liên quan giữa bụi khói và vô sinh. Chị đừng quá lo lắng.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Góc tư vấn hiếm muộn của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO

BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: tinh trùng di động