Phóng to |
Bước qua tuổi 70 nhưng ông Ẩn vẫn duy trì thói quen đưa con đi tập vật lý trị liệu vào mỗi sáng |
Huỳnh Lê Võ, người con trai thứ hai của ông Ẩn, sinh non lúc 8 tháng tuổi cùng câu nói lạnh lùng của một vị bác sĩ lúc bấy giờ: gia đình chuẩn bị lo hậu sự là vừa. May mắn Võ nằm trong lồng dưỡng nhi suốt 20 ngày đã qua khỏi cơn nguy kịch nhưng về nhà với trạng thái khóc suốt ngày đêm.
Lên 3 tuổi, trong khi bạn bè đồng trang lứa có thể đi đứng thì Võ vẫn không thể. Trong cơn mưa tầm tã của một buổi chiều năm 1980, ông Ẩn đạp xích lô chở vợ con đến một vị bác sĩ được giới thiệu là rất giỏi để chạy chữa, song chỉ nhận được câu nói: “Ông bà mang con về đi, có cố gắng thì nó cũng bỏ ông bà đi thôi”.
“Nếu mình không cố gắng, chứng rối loạn vận động sẽ vĩnh viễn lấy đi cuộc sống của con mình”, ông tự nhủ và quyết định không bỏ cuộc. Sau đó, ông được một bác sĩ hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu cho con. Từ đó, trước khi đi làm ông luôn dành thời gian cùng con tập những bài đơn giản nhất như cử động chân, dùng tay nắm đồ vật.
Tuổi thơ của Võ nước mắt, tiếng khóc nhiều hơn nụ cười cũng là từng ấy năm ông Ẩn đau đớn cùng con. Không để con mình thua kém, ông dạy con đọc chữ, làm phép tính cộng trừ nhân chia.
Ở cái tuổi 33, con ông Ẩn chỉ mới biết đi nhưng đó là kết quả một nghị lực phi thường của người cha. “Tôi muốn khi mình nhắm mắt xuôi tay Võ có thể cầm muỗng ăn, tự làm vệ sinh cá nhân” - ông trăn trở.
Và mỗi sáng, sân tập thể dục trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi Q.Gò Vấp (TP.HCM) có bước chân quen thuộc và hình bóng liêu xiêu của hai cha con ông Ẩn.
Phóng to |
Cứ mỗi 10 phút hai cha con phải dừng lại nghỉ mệt |
Phóng to |
Trong lúc luyện tập ông thường nắm chặt tay con để con vững tin bước tới |
Phóng to |
Đi là bài tập khó nhất và dù đã mấy chục năm luyện tập, Võ vẫn cắn răng chịu đau mỗi khi tập bài này |
Phóng to |
Con đường phía trước vẫn còn dài... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận