Kỳ 1: Ký ức rừng Kỳ 2: Cuộc trả nợ rừng
![]() |
Rừng hồi sinh - Ảnh: B.D. |
Rừng sinh sôi
Tay không theo voọc Thường trong lĩnh vực này, các đồng nghiệp trên thế giới luôn có các thiết bị hỗ trợ như máy quay phim đa chức năng, súng bắn con chip điện tử theo dõi hành trình, máy chụp ảnh tự động để đặt bẫy ảnh..., nhưng nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh chỉ có duy nhất một chiếc máy ảnh đời cũ. Trước đây xin tài trợ được một máy quay phim mini nhưng được mấy bữa máy bị hỏng, từ đó mọi người phải thay phiên nhau sử dụng máy ảnh cũ. Trưởng nhóm Vỹ bộc bạch: “Nhiều lúc ước ao có được thiết bị gắn chip theo dõi hành trình voọc, nhưng giờ chỉ còn cách dùng đôi chân và kinh nghiệm lội rừng để làm nên tất cả!”. |
Nhìn bề ngoài, voọc chà vá chân xám có hình dáng không khác khỉ là mấy. Đặc điểm dễ nhất để nhận dạng chúng chính là cái đuôi khá dài và nhúm lông trắng bao quanh khuôn mặt đỏ lừ kéo dài xuống cổ.
Trong nắng sớm, những chú voọc chà vá chân xám có khuôn mặt ngây ngô như những đứa trẻ lên ba đang thỏa sức nhảy nhót. Chúng biết rằng chính núi rừng này được tạo hóa dành riêng cho chúng. Đàn voọc chúng tôi bắt gặp có tất cả 43 cá thể, trong đó có một chú voọc con đang bấu chặt trước bụng mẹ để học cách chuyền cành.
Anh Trần Hữu Vỹ kể rằng công việc khó khăn và cũng thú vị nhất là khi được chứng kiến voọc mẹ sinh sản. Giờ đây voọc đã dạn người hơn nên thỉnh thoảng một vài thành viên của nhóm may mắn gặp được cảnh voọc mẹ đu mình trở dạ sinh con. Ngoài việc thường xuyên thấy voọc con và voọc mang thai lặc lè thì số lượng cá thể trên từng bầy đàn cũng ngày càng đông.
TS Hà Thăng Long cho hay voọc chà vá chân xám là loài vật rất dễ thích nghi và sinh sôi nảy nở nếu môi trường tự nhiên được bảo đảm. Chỉ cần công tác bảo vệ rừng nghiêm ngặt, không săn bắn thì đàn voọc sẽ hồi sinh rất nhanh. Hiện tại, nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám đã dựng các trạm bảo vệ linh trưởng giữa vòng lõi rừng để bảo vệ và nghiên cứu chuyên sâu về loài linh trưởng quý hiếm này.
Và những người trẻ tuổi
![]() |
Các thành viên nhóm nghiên cứu nghỉ ngơi sau chặng lội rừng tìm voọc - Ảnh: B.D. |
Nguyễn Thị Tịnh, cô gái duy nhất của nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám, 27 tuổi nhưng đã có đến bốn năm gắn bó với đàn voọc. Cô có thể kể vanh vách gần như tính tình từng con, từng đàn mà nhóm cô từng đeo đuổi. Bốn năm trước, cô cử nhân ngành sinh học Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng bỏ qua nhiều lời mời để vác balô từ phố lên rừng. Cô cử nhân ngày nào giờ đã thành một cô gái của núi rừng, ngày nào cũng chống gậy vượt núi chạy theo đàn voọc. Cô đi chỉ với một suy nghĩ: nơi gian khó nhất sẽ là nơi tốt nhất!
Không chỉ có Tịnh, tất cả thành viên của nhóm nghiên cứu tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh đều còn rất trẻ. Đến với nhóm muộn nhất là cử nhân Bùi Văn Tuấn, vừa tốt nghiệp khoa sinh Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng. Tuấn bảo ngay từ hồi học năm thứ 2 anh đã tham gia làm việc trong nhóm cứu hộ linh trưởng tại khu vực bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Vừa tốt nghiệp, trưởng nhóm Trần Hữu Vỹ gọi điện xuống bảo: “Mày bỏ phố lên rừng với tao đi, vui lắm!”.
Vậy là Tuấn vác ba lô ngược lên Kon Ka Kinh mà không dám báo cho gia đình. Cũng như Tịnh, Tuấn... các thành viên khác là Nguyễn Ái Tâm và Lâm Văn Tịnh (cán bộ phòng khoa học vườn quốc gia Kon Ka Kinh)... cũng đang trong độ sung sức nhất của tuổi trẻ.
Trần Hữu Vỹ, nhân vật đầu tiên đặt chân đến vườn quốc gia Kon Ka Kinh, kể chuyện hồi còn đang là sinh viên khoa sinh năm cuối đã gặp TS Hà Thăng Long. TS Long ngỏ ý mời lên vườn quốc gia Kon Ka Kinh để thực hiện dự án nghiên cứu bảo tồn voọc chà vá chân xám. Sau cái gật đầu nhẹ, tốt nghiệp Vỹ đã vác ba lô bon thẳng vào rừng.
Giờ khắp dải rừng rộng hơn 3.000ha của vườn quốc gia Kon Ka Kinh không một khoảnh đất nào anh và các thành viên của nhóm chưa từng đặt chân.
Lang bạt kỳ hồ, nhưng cả nhóm cũng ngần ngừ khi tôi hỏi một định danh về công việc của họ. Có người gọi là nghiên cứu viên, có người gọi họ là nhà bảo tồn, lại có người gọi họ là nhà khoa học... Thôi, gọi gì cũng không quan trọng, quan trọng nhất bây giờ là họ có được đàn voọc! Dù để đạt được điều đó, họ đang trải những năm tháng tuyệt đẹp của tuổi trẻ lên chốn heo hút nhất để núi rừng hồi sinh...
Khởi đăng hồ sơ: Người Việt ở nước Nga: hai mươi mùa gió tuyết Tính đến nay, thế hệ người Việt ở Nga thời hậu Xô viết đã trải qua 20 mùa gió tuyết với bao thăng trầm thách thức. Bức tranh về đóng góp lớn lao của hàng vạn người Việt từ nước Nga cho sự phát triển của nền kinh tế VN thế nào? Họ đang sống và đối diện thách thức gì ở hiện tại và tương lai? Đầu xuân này, PV Thế Anh của Tuổi Trẻ vừa trở về từ nước Nga với cái nhìn toàn cảnh “Người Việt trong nước Nga mới”... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận