22/06/2008 16:55 GMT+7

Tiếng trống Mê Linh: xem cải lương trong tiếng vỗ tay

HÒA BÌNH 
HÒA BÌNH 

TTO - Tối 21-6-2008, tại rạp Hưng Đạo đã công diễn vở cải lương Tiếng trống Mê Linh với hầu hết những nghệ sĩ trong êkip cũ hiện còn đủ sức khỏe để diễn. Đêm hát đã diễn ra trong tiếng vỗ tay tri kỷ tri âm của khán giả.

G2dgJsUG.jpgPhóng to
Trong đêm diễn, nghệ sĩ lão thành Văn Ngà (diễn lại vai Tô Định để đời của ông) đã được các nghệ sĩ trong vở mừng thọ 82 tuổi. Trong ảnh: nghệ sĩ Lệ Thủy - vai Trưng Nhị - tặng bánh chúc thọ Văn Ngà - Ảnh: Hòa Bình
TTO - Tối 21-6-2008, tại rạp Hưng Đạo đã công diễn vở cải lương Tiếng trống Mê Linh với hầu hết những nghệ sĩ trong êkip cũ hiện còn đủ sức khỏe để diễn. Đêm hát đã diễn ra trong tiếng vỗ tay tri kỷ tri âm của khán giả.

Đây có thể xem là đêm diễn của hồi niệm. Cứ mỗi khi có nghệ sĩ trong êkip cũ xuất hiện là khán khả vỗ tay nồng nhiệt, bất chấp đó là vai chính Thi Sách do nghệ sĩ Thanh Sang thủ diễn hay chỉ là những vai thứ của các nghệ sĩ Văn Ngà - Tô Định, Hùng Minh - Mã Tắc, Bảo Quốc - Chương Hầu… vào vai.

Sự tri âm của khán giả còn sâu đậm đến mức mỗi động tác quen thuộc của vở tuồng như nàng Tía trở đòn gánh, cụ Đô Trinh gióng trống đồng, hay dàn nhạc vừa dạo lên khúc “Trong giây phút chia tay…" đã trở nên quá quen thuộc là khán giả lại vỗ tay.

Và dường như những nghệ sĩ thực hiện vở cũng đền đáp lại sự tri âm nồng hậu của khán giả bằng cố gắng tái dựng đúng không khí và chất lượng vở diễn trước đây. Rất lâu rồi những màn múa mang nét rất riêng của cải lương tạo không khí chuyên nghiệp cho vở diễn đã được phục dựng và chú ý đúng mức. Cảnh trí, đạo cụ sân khấu tuy không mới mẻ, hoành tráng nhưng cũng được dụng công sắp đặt để đúng bối cảnh, lớp lang của vở. Tất cả nghệ sĩ tham gia vở, dù cũ hay mới, đều nỗ lực nhập vai.

MDaD2bZX.jpgPhóng to
Bộ đôi Thi Sách - Trưng Trắc mới, do nghệ sĩ Tuấn Thanh và Phượng Liên thủ diễn, đã không làm thất vọng người xem - Ảnh: Hòa Bình

Dẫu không thể thay thế vai diễn Trưng Trắc tinh tế như chạm khắc của nghệ sĩ Thanh Nga, nghệ sĩ Phượng Liên vẫn thuyết phục được người xem về tính cách một Trưng Trắc sâu sắc, đằm thắm bằng nét diễn lặng vào bên trong của riêng mình. Những nghệ sĩ lần đầu tham gia vở diễn như Tuấn Thanh - Thi Sách, Thanh An - cụ Đô Trinh, Tuấn Phương - Tào Uyên… cũng không làm thất vọng người xem ở một kịch bản đáng giá.

Chỉ đáng tiếc là với những vở diễn đã khắc sâu vào lòng khán giả như Tiếng trống Mê Linh đến mức khán giả thuộc tuồng hơn nghệ sĩ, đến lớp hát, nghệ sĩ chưa hát ở dưới khán giả đã lẩm nhẩm hát trước, thì việc cắt bỏ hay thêm vào một cảnh diễn nào đều có thể khó được chấp nhận.

Nhiều khán giả trong đêm diễn đã tiếc hùi hụi những lớp diễn hay bị cắt bỏ như: lớp Mã Tắc và Tào Uyên vì trúng kế ly gián đã đấu đá nhau, đem 5.000 con ngựa chiến cắt nhượng thành ngựa què và để 5.000 quân sĩ ốm đói khiến nghĩa quân dễ dàng chiến thắng; hay cảnh Chương Hầu bị chính những kẻ mình xu nịnh giết hại mang ý nghĩa tố cáo rất cao của vở cải lương yêu nước này.

HÒA BÌNH 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên