26/11/2009 22:04 GMT+7

Tiếng nước tôi

(Trích Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy)
(Trích Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy)

TT - Sau hai bài “Tiếng Việt đâu rồi” (28 đến 31-10) và “Tiếng Việt dị dạng” (23 đến 26-11), nhiều bạn đọc tiếp tục bày tỏ sự quan tâm về chủ đề này.

Không chỉ là mối lo ngại về một thứ tiếng Việt đang bị làm cho xấu xí, lai tạp; còn có niềm mong mỏi báo chí góp phần gìn giữ và lan tỏa vẻ đẹp của lời ăn tiếng nói cha ông.

Tiếng nước tôi được mở ra từ số báo này cũng là để đáp ứng phần nào đòi hỏi này.

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơiMẹ hiền ru những câu xa vời...Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôiThoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi

(Trích Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy)

Như một lời chào, Tuổi Trẻ xin được bắt đầu từ một bài thơ:

Tiếng Việt

(trích)

... Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như đất cày, như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháyMột tiếng vườn rợp bóng lá cành vươnNghe mát lịm ở đầu môi tiếng suốiTiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộngVẫn tiếng làng tiếng nước của riêng taTiếng chẳng mất khi Loa thành đã mấtNàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già....

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiếtNgười qua đường chung tiếng Việt cùng tôiNhư vị muối chung lòng biển mặnNhư dòng sông thương mến chảy muôn đời.

Ai thuở trước nói những lời thứ nhấtCòn thô sơ như mảnh đá thay rìuÐiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắtAi người sau nói tiếp những lời yêu?

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biểnCó gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?Ai ở phía bên kia cầm súng khácCùng tôi trong tiếng Việt quay về.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợQuên nỗi mình quên áo mặc cơm ănTrời xanh quá môi tôi hồi hộp quáTiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...

Hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc: Cần xây dựng Luật ngôn ngữ

123 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và chính sách đã được trình bày và thảo luận tại hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc diễn ra trong hai ngày 26 và 27-11 tại Hà Nội với chủ đề chính: “Chính sách của Đảng và Nhà nước VN về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Hầu hết các báo cáo khoa học đều đi vào phản ánh thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong xã hội VN hiện tại, và cố gắng tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng mất bản sắc, lai căng, lệch chuẩn... đang phổ biến trong cả ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ văn bản. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động xã hội mà đặc biệt là đô thị hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh đến việc sử dụng ngôn ngữ trong xã hội, cả tích cực và tiêu cực. Một số nhà nghiên cứu như Bùi Hiền, Hồ Ngọc Đại... chỉ ra những sai lầm của chương trình giáo dục phổ thông trong việc dạy tiếng Việt ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em - nguồn gốc của việc sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn trong xã hội.

Về các chính sách cần có của Đảng và Nhà nước với ngôn ngữ, nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Văn Khang, Ngô Minh Thủy, Vương Toàn... đề nghị phải xây dựng một “chính sách ngôn ngữ thực tế, hài hòa, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và những khả năng biến đổi thực tế của nó, tránh nhất thể hóa hoặc biệt lập hóa”. Về lâu dài, cần hướng tới xây dựng Luật ngôn ngữ như nhiều quốc gia phát triển khác đã làm.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Hãy nghiêm túc với tiếng Việt của chính mình Viết tiếp bài “Tiếng Việt dị dạng”: học sinh chưa coi trọng “chữ viết”Tiếng Việt đâu rồi?“MyHa xin chào các bạn”“Tiếng Việt đâu rồi?”: báo chí nên xem lại mìnhCần quy tắc sử dụng chuẩn mực tiếng ViệtMột tạp chí dùng tiếng Việt dị dạngThiếu quan tâm đến chuẩn mực ngôn ngữHãy dừng lại vài giây

(Trích Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên