Có rất nhiều nguyên nhân đã được nói tới nhưng theo tôi có một nguyên nhân chính đó là quan niệm: sở hữu nhà nước là sở hữu toàn dân mà sở hữu toàn dân nghĩa là… không thuộc quyền sở hữu của ai cả. Theo quan niệm này, thiệt hại về vật chất được chia đều cho tất cả mọi người dân đóng thuế chứ không trực tiếp đổ lên đầu các giám đốc công ty hay những người trực tiếp quản lý các đơn vị làm ăn kém hiệu quả đó.
Chính vì thế, cho dù có lỗ thì số tiền bị lỗ ấy cũng không ảnh hưởng lắm đến “tiền túi” của những người đó. Lợi ích của doanh nghiệp được giao cho họ quản lý không gắn liền trực tiếp với lợi ích bản thân họ. Trong nhiều trường hợp xấu, tiền của nhà nước được chuyển vào túi riêng của họ thông qua những vụ làm ăn “cố tình chịu lỗ” mà báo Tuổi Trẻ có nêu.
Giải pháp trước mắt đã được tác giả đưa ra đó là: kiên quyết không khoanh nợ, không giãn nợ, không cấp bù, không cấp bổ sung vốn dưới bất kỳ hình thức nào cho các doanh nghiệp nhà thầu đã cố ý “nhảy vào biển nợ”. Thực chất đây là một ý kiến đồng ý không cứu các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản dưới bất kỳ hình thức nào. Thế nhưng về lâu về dài cần phải có những giải pháp căn cơ hơn, tránh để xảy ra tình trạng tài sản của nhà nước nhưng không một ai chịu trách nhiệm sở hữu.
Nghĩa là nói một cách nào đó, người quản lý tài sản của nhà nước phải như một ông chủ tư nhân, nếu dùng tài sản đó làm ăn tốt, doanh thu cao thì nhận được lợi ích từ việc đó, còn nếu không thì buộc phải xuất tiền túi ra đền bù thiệt hại. Có như thế thì doanh nghiệp nhà nước mới làm ăn hiệu quả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận