29/08/2007 15:31 GMT+7

Thuốc điều trị gout

Giảng viên, BS TĂNG HÀ NAM ANH - BV ĐH Y Dược cơ sở 1 TP.HCM
Giảng viên, BS TĂNG HÀ NAM ANH - BV ĐH Y Dược cơ sở 1 TP.HCM

TTO - Tôi 48 tuổi, bị bệnh gout từ trước năm 1988, đã đến khám và điều trị tại BV Đồng Nai, BV Thống Nhất (ĐN), Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Hòa Hảo và BV Chợ Rẫy.

c8VkdL9h.jpgPhóng to
TTO - Tôi 48 tuổi, bị bệnh gout từ trước năm 1988, đã đến khám và điều trị tại BV Đồng Nai, BV Thống Nhất (ĐN), Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Hòa Hảo và BV Chợ Rẫy.

Tại các nơi khám đều cho thuốc giống nhau là Calchicin 50mg, Zyloric 300M, Omeprarol. Riêng lần gần đây nhất, tôi khám tại BV Chợ Rẫy, các BS đã cho tôi dùng các loại thuốc All Purinol 300M, Cecoxib 200M và Lipanthyl 200M, nhưng tôi vẫn bị đau nên hằng ngày phải dùng thêm các thuốc giảm đau kèm theo như Paracetamol 500M, Diclofenac 50mg (mỗi ngày mỗi thứ một viên) từ năm 1995 đến nay.

Hiện nay hàng ngày tôi dùng All Purinol 300M, Cecoxib 200M và Lipanthyl 200M, Paracetamol 500M, Diclofenac 50mg mỗi thứ 1 viên/ngày.

Hiện tôi đã bị nổi 1 cục (chắc là tophi) cạnh mắt cá trong chân phải to gần bằng mắt cá trong và 2 ngạnh hơi nhọn trên 2 trái tràm của 2 đầu gối. Xin hướng dẫn tôi phải làm gì trong thời gian sắp tới? (Nguyễn Xuân Hoàng)

Trả lời của phòng mạch online:

- Về bệnh gout anh có thể tham khảo thêm bài viết của chúng tôi trên Tuổi Trẻ online. Về các thuốc anh đang dùng, allopurinol 300mg có tác dụng thải trừ acid urique, thuốc này dùng khi nồng độ acide urique cao hơn 7mg%, nếu anh ăn kiêng và mức độ acide urique trong máu không quá cao có thể ngưng dùng, Lipanthyl không có tác dụng trong bệnh gout, có thể các BS cho anh dùng để hạ mỡ trong máu.

Cecoxib và diclofenac đều thuộc nhóm kháng viêm giảm đau và không có chỉ định dùng chung hai thứ vì hiệu quả không tăng mà tác dụng phụ sẽ nhiều hơn. Paracetamol có thể dùng lâu dài nếu không có bệnh lý về gan. Tóm lại anh cần phải theo dõi nồng độ acide urique trong máu.

Nên khám lại xem khớp gối có bị viêm dày bao khớp và có chỉ định làm nội soi để có thể làm giảm đau, cục tophi nếu quá to thì nên mổ lấy đi tránh bị nhiễm trùng hoặc bị bể ra.

Thuốc kháng viêm giảm đau dùng quá lâu có thể gây đau bao tử hoặc tệ hơn làm chảy máu trong bao tử có thể gây tử vong. Nên có chế độ theo dõi sát việc dùng thuốc.

*Em bị đau nhức xung quanh bã vai trái tới vòng ngực trái gần một tháng, mỗi khi trời lạnh càng đau hơn. Vì điều kiện và công việc nên em không đi khám được. Vậy em bệnh gì , uống thuốc gì, nếu đi khám, khám ở đâu? (Nguyễn Thị Thanh Phú).

- Chỉ với 1 triệu chứng như bạn mộ tả thì không thể cho biết là bạn bị bệnh gì được. Thông thường đau vùng bả vai nếu bạn ở tuổi trung niên có thể là do viêm hoặc tổn thương các cơ làm xoay vai với triệu chứng đau, đau ngay cả khi nghĩ ngơi và nhất là về đêm, hạn chế vận động vai, giảm sức cơ của vùng vai.

Tuy nhiên đau vùng vai cũng có thể biểu hiện của tổn thương rễ thần kinh cổ do chèn ép hay mỏi vùng cơ cổ, đặc biệt đau vùng vai trái cũng có thể là triệu chứng của thiếu máu cơ tim gây đau từ ngực lan ra vai.

Bạn nên đi khám ở những bệnh viện gần nơi bạn ở để các BS phân loại bệnh của bạn và điều trị hoặc họ có thể giới thiệu bạn đi khám ở tuyến chuyên khoa nếu nghi ngờ bệnh loại gì.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

Giảng viên, BS TĂNG HÀ NAM ANH - BV ĐH Y Dược cơ sở 1 TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên