22/10/2009 02:40 GMT+7

Thủng màng nhĩ do lấy ráy tai

BS MẠNH HÀ
BS MẠNH HÀ

TT - Ông N.H.T. 58 tuổi, nhà ở quận 6, đến khám tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM vì đau trong lỗ tai trái rất nhiều, cơn đau xuất hiện sau khi ông đi lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc gần nhà. Ông T. không đi khám, tưởng vài ngày sẽ hết. Nhưng cơn đau cứ hành hạ ông, ngoài ra ông có cảm giác ù tai và không còn nghe rõ ở lỗ tai trái.

Nhìn từ phòng khám:

Thủng màng nhĩ do lấy ráy tai

TT - Ông N.H.T. 58 tuổi, nhà ở quận 6, đến khám tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM vì đau trong lỗ tai trái rất nhiều, cơn đau xuất hiện sau khi ông đi lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc gần nhà. Ông T. không đi khám, tưởng vài ngày sẽ hết. Nhưng cơn đau cứ hành hạ ông, ngoài ra ông có cảm giác ù tai và không còn nghe rõ ở lỗ tai trái.

Lúc này ông T. mới chịu đi khám. Các bác sĩ tai mũi họng soi lỗ tai cho ông phát hiện bị thủng màng nhĩ trái và đề nghị vá màng nhĩ lại.

Qua trường hợp ông T., vấn đề đặt ra là việc lấy ráy tai thường xuyên có tốt không? Câu trả lời là không tốt mà cũng không xấu. Cái chất màu vàng nằm trong tai bạn cho là mất vệ sinh, thật ra chất ấy lại rất có lợi. Cái lợi là không làm ống tai bị khô, ngăn chặn bụi bẩn, nhiễm khuẩn.

Ráy tai có ba dạng: khô, cứng và ướt. Ráy tai là một tác nhân có khả năng tự làm sạch, với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ. Vì thế, nếu bạn khỏe mạnh, không mắc bệnh về tai thì không nên lấy ráy tai thường xuyên. Những trường hợp hẹp ống tai, tai bị viêm nhiễm, tuyến ráy tai bài tiết quá mạnh, cấu tạo ống tai ngoài quá hẹp, ráy tai tích lại quá nhiều thì nên lấy.

Tuy nhiên bạn phải biết cách lấy ráy tai, không được dùng tăm bông, vật nhọn để lấy bởi vô tình bạn đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tổn thương ống tai, màng nhĩ... Tốt nhất hãy tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy tai khi cần thiết.

BS MẠNH HÀ

BS MẠNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên