Ngoài ra, công ty thông báo nếu nhân viên nghỉ ngang hay bị sa thải sẽ mất hết quyền lợi, không được trả bất cứ khoản tiền nào. Nhiều nhân viên đã bị như vậy. Nhưng theo bản lương thì công ty V vẫn trả đủ lương cho công ty đối tác, vậy phải chăng tiền của chúng tôi đã bị ăn chặn? Tại công ty từng có các cuộc phản ứng xảy ra vì chế độ không hợp lý (thưởng ít, phạt tiền thì nhiều không rõ lý do), công ty thành lập đã lâu mà không có công đoàn. Xin hỏi ở đâu có thể giúp chúng tôi?
Trả lời:
- Ngoại trừ trường hợp được phép thu tiền đặt cọc người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài (việc đặt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng cung ứng lao động) áp dụng đối với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh, pháp luật lao động Việt Nam hiện hành không có quy định nào khác cho phép người sử dụng được quyền thu tiền đặt cọc đối với NLĐ làm việc ở trong nước. Vì vậy nếu có hành vi thu tiền đặt cọc, công ty của các bạn đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động.
Theo nghị định 47/2010/NĐ-CP, hành vi nói trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 15 triệu đến 30 triệu đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị buộc trả lại số tiền đặt cọc cùng với lãi suất tiết kiệm của số tiền đặt cọc đó (được tính theo mức lãi suất không kỳ hạn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nhận tiền đặt cọc). Riêng đối với việc thu phí đào tạo (nếu có), công ty bắt buộc phải có hợp đồng đào tạo với NLĐ (hình thức và nội dung của hợp đồng đào tạo phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật).
Theo quy định tại điều 41 Bộ luật lao động, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Đồng thời còn phải trả thêm chi phí đào tạo (nếu có). Tuy vậy, bạn sẽ được công ty trả lại khoản tiền đặt cọc.
Để được bảo vệ quyền lợi, NLĐ có quyền khiếu nại đến chánh thanh tra lao động cấp sở hoặc nộp đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu tòa án can thiệp. Riêng đối với trường hợp của bạn, do tranh chấp liên quan đến tiền lương và tiền đặt cọc nên trước khi khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền, bạn phải nộp đơn yêu cầu hòa giải đến hội đồng hòa giải lao động cơ sở công ty hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện (nếu công ty không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở) để được hòa giải. Trong thời hạn ba ngày mà vụ việc không được hòa giải hoặc được hòa giải nhưng không đồng ý với kết quả hòa giải, bạn mới có quyền nộp đơn khởi kiện đến tòa án.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận