![]() |
Tổng thống Iran trong chuyến thăm Indonesia |
Indonesia vừa có nhu cầu, lại vừa có lợi thế để làm việc này. Bây giờ đã có sự ràng buộc lợi ích kinh tế giữa Iran và Indonesia, Indonesia lại được Mỹ coi là đồng minh chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố thì mọi sự trắc trở trong quan hệ giữa Mỹ và Iran đều khiến Indonesia khó xử và đều có thể ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Indonesia.
Indonesia lại là một nước Hồi giáo, có vai vế trong thế giới Hồi giáo, hay nói cách khác là dễ dàng được hai bên chấp nhận cho đóng vai trò trung gian hòa giải. Trên lý thuyết là như vậy. Trong bối cảnh vấn đề bế tắc kéo dài thì sự chủ động hăng hái của Indonesia cũng đáng khích lệ và cũng có tác dụng đề cao uy tín của Indonesia.
Nhưng trên thực tế thì ý tưởng của Indonesia lại rất khó khả thi. Tổng thống Indonesia S.Yudhoyono muốn thành lập một diễn đàn đàm phán với phạm vi rộng hơn và có sự tham gia của một số nước Hồi giáo khác.
Việc Mỹ và Iran đạt được sự nhất trí để cho ai tham dự sẽ hoàn toàn không đơn giản. Iran có thể chấp nhận, chứ Mỹ khó lòng chấp nhận đàm phán ở diện rộng như vậy.
Một khuôn khổ đàm phán như thế sẽ làm loãng vai trò của các nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, ấy là chưa kể có khi còn tạo cơ hội để các nước Hồi giáo đối thoại với Mỹ về những vấn đề khác chứ không chỉ tập trung vào vấn đề Mỹ quan tâm là vấn đề hạt nhân của Iran.
Indonesia đứng ở ngoài cuộc nên có xung phong nhận vai trò trung gian hòa giải thì cũng chẳng mất gì, còn có giúp giải quyết được vấn đề không lại là chuyện khác: Đức và vài nước EU khác đã chẳng lao tâm khổ tứ bao lâu nay hay sao và khuôn khổ đàm phán 6 bên ở Bắc Kinh về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên chẳng đang sống dở chết dở đó hay sao!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận