![]() |
Mẫu thiết kế đoạt giải nhất của thí sinh 18 tuổi Thái Huỳnh Ngọc Hiếu, HS lớp 12 Trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM |
Cuộc thi và những chuyện sau cuộc thi đã để lại những điều đáng lưu tâm:
1. Số lượng mẫu poster dự thi nhiều vượt dự kiến: 963 mẫu.
2. Thí sinh trẻ tuổi nhất là thí sinh đoạt giải cao nhất (Thái Huỳnh Ngọc Hiếu, 18 tuổi: giải nhất; Trần Anh Tuấn, 20 tuổi: giải nhì; và Hồ Hoàng Quý, 22 tuổi: giải ba).
3. Không ít poster dự thi còn đẹp hơn cả poster chính thức do Công ty Thiên Ngân thiết kế.
Tính đến ngày 21-6, sau một tuần công chiếu tại Hà Nội và TP.HCM, bộ phim Những cô gái chân dài bán được trên 90.000 vé. Trong một diễn biến khác nhằm tạo thêm sự chú ý, đơn vị sản xuất phim là Công ty Thiên Ngân tiếp tục tung ra một chiêu tiếp thị nữa: mở một cuộc thi "Viết lại đoạn kết cho phim Những cô gái chân dài" kéo dài một tháng, bắt đầu từ 20-6: người tham gia gửi bài thi đến địa chỉ công ty (cao ốc North Star, 4 Dã Tượng, Hà Nội hoặc 9/2 Tôn Đức Thắng, TP.HCM) hoặc liên lạc trên mạng (www.nhungcogaichandai.com). Đúng là tiếp thị nhanh nhạy của nhà sản xuất tư nhân. |
Điều đáng lưu ý: poster riêng của Công ty điện ảnh là một mẫu (do H.T.T., thuộc Công ty Điện ảnh) gửi dự thi, không đoạt giải nhưng lại được treo trước các rạp thuộc quyền quản lý của Công ty Điện ảnh (như Thăng Long, Cầu Bông, Văn Hoa, Minh Châu). Đây là chuyện hơi lạ vì có lẽ trên thế giới chắc không có chuyện nhà sản xuất và nhà phát hành của cùng một bộ phim lại mạnh ai nấy làm poster cho riêng mình (tốn tiền, chất xám và thời gian nhưng chưa chắc có hiệu quả).
Thắc mắc sau cùng là: Thiên Ngân tổ chức cuộc thi này chỉ đơn thuần để quảng cáo phim thôi ư? Nếu vậy thì thật thất vọng vì đã có nhiều “nhân tài” xuất hiện trong cuộc thi này nhưng rồi cũng… trôi tuột sau khi nhận giải do các poster của họ đã chẳng được sử dụng chính thức - chỉ có Cinebox treo những poster đoạt giải cho khán giả thưởng thức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận