21/03/2007 10:30 GMT+7

Theo đuổi mục đích sống

LinhThoai
LinhThoai

TTO - Nhà tâm lý trị liệu, đồng thời là tác giả của câu nói trên, Viktor Frankl, không chỉ được sống sót sau khi thoát khỏi trại tập trung của Đức quốc xã mà ông còn tìm thấy lý do “vì sao mình sống trên đời” sau những chuỗi ngày khốn khổ ấy. Ông đã đóng góp cho lĩnh vực tâm lý trị liệu một liệu pháp trị liệu mới, dựa trên niềm tin rằng: “mỗi người đều có một hướng đi, một sứ mệnh cụ thể trong cuộc đời này; mỗi người chúng ta đều được cuộc sống phân công đảm nhận một trách nhiệm cụ thể nào đó trong cuộc đời.

“Những người không biết mình sống trên đời này để làm gì, thì cũng chẳng thể biết được mình phải sống như thế nào!”.

Viktor Frankl

PAHdFCIp.jpgPhóng to
TTO - Nhà tâm lý trị liệu, đồng thời là tác giả của câu nói trên, Viktor Frankl, không chỉ được sống sót sau khi thoát khỏi trại tập trung của Đức quốc xã mà ông còn tìm thấy lý do “vì sao mình sống trên đời” sau những chuỗi ngày khốn khổ ấy. Ông đã đóng góp cho lĩnh vực tâm lý trị liệu một liệu pháp trị liệu mới, dựa trên niềm tin rằng: “mỗi người đều có một hướng đi, một sứ mệnh cụ thể trong cuộc đời này; mỗi người chúng ta đều được cuộc sống phân công đảm nhận một trách nhiệm cụ thể nào đó trong cuộc đời.

Và khi mỗi người làm tròn trách nhiệm của mình thì cuộc sống của cả nhân loại sẽ có những bước tiến tốt đẹp”. Ông đã viết những lời đó trong cuốn sách nổi tiếng “Mans Search for Meaning” (Con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống). Ông tin tưởng rằng, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống là điều cốt lõi mà con người quan tâm, hướng đến, dù trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào. Khi đã tìm được những mục tiêu lớn cho cuộc đời, chúng ta sẽ trải nghiệm được ý nghĩa của cuộc sống, trải nghiệm được cái gọi là “lý do để tôi có mặt trên đời”, và đó cũng đồng thời là những trải nghiệm sâu sắc về hạnh phúc cuộc sống! Qua đó, bản thân mỗi người cũng cảm nhận được sợi dây nối liền cuộc sống của mình với cuộc sống của người khác, của toàn nhân loại.

Có rất nhiều cách nói khác nhau để chỉ trách nhiệm của chúng ta trong cuộc đời này: mục đích, hướng đi, sứ mệnh, nhiệm vụ, lý tưởng, tiếng gọi của cuộc sống,… Song, điều quan trọng nhất vẫn là chúng ta phải thật sự cảm nhận được mối quan hệ giữa bản thân với những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Điều đó có tác dụng khích lệ tinh thần, nâng đỡ ta vượt lên những âu lo, mệt mỏi đời thường, vượt lên những thấp hèn, nhỏ nhen để khám phá và cảm nhận ý nghĩa đích thực trong cuộc sống.

Chúng ta vẫn nghĩ rằng mục đích cuộc sống chỉ xuất phát từ trong quan điểm, nhìn nhận, suy nghĩ rất riêng của mỗi người mà không biết rằng, mục đích cuộc sống còn khởi nguồn từ trong chính thực tế và yêu cầu của cuộc sống. Nói một cách hình ảnh, buổi sáng nào đó bạn thức dậy, bỗng có một sức mạnh thôi thúc bạn đi tìm “tấm bản đồ” cuộc sống. Muốn hiểu được tấm bản đồ ấy, bạn phải đối chiếu với chính cuộc sống thực tế, rồi từ đó, mới có thể tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình, có phải vậy không? Bản thân mỗi người đều có một mong muốn từ sâu thẳm cõi lòng rằng phải làm được một điều gì đó tốt đẹp cho cuộc sống. Nhưng phải qua thực tế sống và cảm thụ cuộc sống, ta mới xác định được một cách rõ ràng, cụ thể điều ta cần làm để đóng góp cho cuộc đời.

Việc liên tục tự đặt ra cho mình những câu hỏi sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời. Đến một lúc bất chợt, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mục đích sống của mình thật rõ ràng, thậm chí, lâu nay bạn vẫn sống với mục đích cao đẹp đó, chỉ là do bạn chưa nhận ra thôi! Cách đây không lâu, tôi đi ăn trưa với một người bạn. Anh ấy nói rằng: “Chị biết không? Lâu nay tôi sống rất hạnh phúc mà tôi không hề biết. Tôi có mối quan hệ tốt với nhiều đồng nghiệp và tôi rất yêu công việc của mình. Tôi thấy được những gì mình làm đã đóng góp một phần nhất định cho sự phát triển của công ty. Thế mà lâu nay, tôi không nhận ra điều đó để phát huy khả năng của mình. Tôi cứ nghĩ mục đích cuộc đời mình là những điều cao xa ở tận đâu. Bây giờ thì tôi đã thực sự cảm nhận được hạnh phúc và ý nghĩa đời mình…”.

Chúng ta vẫn có xu hướng gắn mục tiêu cuộc đời mình với những thành quả mang tính vật chất, hiện hữu: một công việc có thu nhập cao, một đời sống tiện nghi hào nhoáng, một người yêu lý tưởng… Nhưng trong thực tế, có nhiều người hội đủ ba yếu tố trên vẫn không thể nào cảm thấy thực sự hạnh phúc. Ngược lại, trong rất nhiều trường hợp, ý nghĩa và mục đích cuộc sống lại được tìm thấy từ những điều giản dị, gần gũi hết sức bình thường.

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó xác định mục đích sống của mình, bạn có thể tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi như: Điều gì đem lại cho mình sự mãn nguyện nhiều nhất trong cuộc sống? Trong những việc có thể làm, việc gì có sức hấp dẫn với mình mạnh mẽ nhất, khiến mình cảm thấy yêu thích nhất? Khi về già, mình sẽ cảm thấy hối tiếc điều gì mà mình chưa kịp làm?... Khi bạn cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, chắc chắn bạn sẽ tìm ra mục đích sống của mình và lý do vì sao mình phải sống trên cuộc đời này.

Điều quan trọng trong cuộc sống không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay thiên hạ có biết đến tên tuổi của bạn hay không, mà là bạn đã tạo nên được một cuộc sống với những niềm hạnh phúc như thế nào cho suốt cuộc đời mình, để bạn có thể trải nghiệm được sự mãn nguyện. Câu trả lời đúng đắn nhất chỉ có thể đến từ chính bản thân bạn!

Nguồn: Hạnh phúc không khó tìm - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

4Wmj9Ptc.jpgPhóng to
LinhThoai
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên