29/07/2013 05:54 GMT+7

Theo đuổi đam mê

PHƯƠNG MAI (Theo Advanced Life Skills)
PHƯƠNG MAI (Theo Advanced Life Skills)

AT - Đam mê của bạn là gì? Nào, hãy nói ra, đừng ngại! Hãy để tôi giúp bạn nhé: “Đam mê của tôi là...”. Đấy, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là điền vào chỗ trống đó.

B ạn cho rằng bạn không biết đam mê của mình là gì? Có thể tôi sẽ giúp bạn tìm ra nó. Hãy viết ra một vài “ứng viên” có thể và sau đó trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Làm điều đó hoặc suy nghĩ về nó giúp bạn cảm thấy bản thân mình khá hơn?

2. Nó là điều mà bạn thích đến nỗi sẽ thực hiện vô điều kiện hoặc thậm chí phải trả tiền để làm điều đó?

3. Khi bạn làm điều đó, bạn quên mất thời gian?

4. Mỗi lần nói về nó bạn trở nên hào hứng và nhiệt tình hơn?

5. Bạn sẵn sàng dành nhiều thời gian để làm việc đó nếu điều kiện cho phép?

Nếu bạn trả lời có, cho tất cả những câu hỏi trên đối với một “ứng viên” nào đó, hẳn đó chính là đam mê của bạn. Và bây giờ là một câu hỏi khó khăn hơn: Bạn có đang làm việc đó không?

Bạn có đang theo đuổi đam mê?

Bạn thấy đấy, hầu như ai cũng có đam mê mà họ muốn theo đuổi. Vấn đề là chúng ta thường đẩy những đam mê sang một bên và chọn cái “thực tế”. Hãy nhìn vào những lý do liên quan đến việc lựa chọn thực tế thay cho đam mê.

Tôi sẽ làm điều đó trước tiên (không phải là đam mê đâu) để kiếm một số tiền, sau đó tôi mới chuyển mối quan tâm của mình sang những đam mê. Điều này nghe có vẻ hợp lý nhỉ?

Xã hội không định hướng đam mê

Đã từng có nơi nào khuyến khích bạn theo đuổi đam mê cho đến khi những giấc mơ đó thành hiện thực chưa? Thay vào đó, hầu hết mọi người đều định hướng bạn đến một sự lựa chọn nghề nghiệp mà họ cho rằng “bạn sẽ có một cuộc sống tốt”. “Tạo dựng một cuộc sống tốt” luôn được coi ngang hàng với “sống theo đam mê”, nhưng nó an toàn và dễ dàng hơn.

Việc theo đuổi đam mê thường được cho là “không thực tế lắm”. Trên thực tế, những gì không phù hợp với tiêu chuẩn, thường bị “gán mác” là mạo hiểm hoặc tồi tệ. Tại sao bạn nghĩ như vậy? Điều đó có đúng không trong trường hợp một người trở nên nổi tiếng bằng cách phá vỡ những ràng buộc và theo đuổi đam mê của họ. Tại sao xã hội lại xem trọng họ nhưng lại không khuyến khích chúng ta đi theo bước chân họ?

Đừng để nỗi sợ cản trở bạn

Điều đầu tiên ngăn cản chúng ta theo đuổi đam mê chính là nỗi sợ. Cụ thể hơn đó là nỗi sợ thất bại. Tôi muốn hỏi rằng: thất bại có thật sự tồn tại hay chỉ là vấn đề thái độ?

Điều thú vị là những người được xem là thành công trong cuộc sống đều đã từng thất bại một hoặc vài lần trên con đường mà họ chọn. Không bị nỗi sợ làm chùn bước, họ vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê của mình cho đến khi thành công. Họ rút ra được bài học là việc không thành công ngay lập tức cho phép bản thân tìm ra điều đúng đắn nơi cuối con đường. Vậy thì điều gì đang làm vướng chân bạn vậy? Nếu đó là nỗi sợ thất bại thì hãy cố gắng thay đổi đi nhé.

Bạn có quyền theo đuổi đam mê

Đừng để bất kỳ ai thuyết phục bạn rằng theo đuổi đam mê là một điều không thực tế. Niềm đam mê sẽ mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của những trải nghiệm sống.

Đừng để niềm đam mê của bạn kết thúc bằng cái tên “một ngày nào đó có thể”. Hãy đặt một số mục tiêu cho niềm đam mê ấy và không ngừng theo đuổi nó. Cuộc sống này quá ngắn ngủi để dành thời gian cho những gì nhạt nhòa. Bạn thấy điều này thế nào?

vg72sv6r.jpgPhóng to

Áo Trắng số 13 ra ngày 15/07/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

PHƯƠNG MAI (Theo Advanced Life Skills)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên