Phóng to |
Sự kiện quan trọng nhất khiến Karen trở thành một “chiếc muỗng lang thang” (biệt danh cô dùng cho blog chuyên về ẩm thực của mình, www.ramblingspoon.com) là khi cô tới Hà Nội năm 1996 để hoàn thành luận văn tốt nghiệp ĐH Montana. Cô tranh thủ những lúc rảnh rỗi ngoài thời gian cộng tác với báo Phụ Nữ VN và dạy tiếng Anh cho hướng dẫn viên của Bảo tàng Phụ nữ VN để khám phá thế giới ẩm thực rộng mở quanh mình.
Cùng với chồng, nhiếp ảnh gia tự do Jerry Redfern, Karen tiếp tục cuộc hành trình khám phá bí ẩn của ẩm thực, cuộc sống và các vấn đề của châu Á - nơi cô coi như ngôi nhà thứ hai của mình. “Thức ăn hình thành nên xã hội, ảnh hưởng tới môi trường và sẽ phần nào định hình tương lai của thế giới. Suy cho cùng, thức ăn chính là chúng ta”. Với quan niệm đó, Karen không chỉ giới thiệu trên blog của mình những công thức món ăn hấp dẫn mà cả những suy tư của cô về các vấn đề sức khỏe, cuộc sống, môi trường ở những nơi cô đã đi qua - VN, Sri Lanka, Lào, Campuchia…
Hiện Karen Coates tham gia giảng dạy các khóa báo chí ngắn hạn dành cho các nhà báo khu vực Đông Nam Á và thường xuyên viết bài cho nhiều tờ báo ở Mỹ và châu Á. Về VN, Karen đã có các bài Trên mặt nước (On the waterfront, về ẩm thực ở thành phố Hạ Long, đăng trên tạp chí Gourmet số tháng 12-2006), Câu chuyện của Shu (Shu’s story, Kyoto Journal, 2002), Mỗi lần một cây (One tree at a time, tạp chí International Wildlife, tháng 1 và 2-2002). |
Cô chỉ cho bạn bè cách làm: thật nhiều tỏi, thật nhiều ớt, một chút nước cốt chanh, vài giọt giấm gạo và nước mắm. “Không có gì sai hay đúng trong một bát nước mắm ớt cả. Bất cứ ai cũng có thể quyết định cần bao nhiêu ớt và tỏi, miễn là hợp với khẩu vị riêng của họ”. Nhưng để có được bát mắm ớt ngon, phải dùng đúng nước mắm Phú Quốc - Karen chia sẻ. Bí quyết này đôi khi gây khó khăn cho cô vì không dễ mà tìm được nước mắm Phú Quốc ở Chiang Mai, Thái Lan, nơi cô đang sống.
Trong lúc thưởng thức những món ẩm thực ở VN, Karen không bao giờ để khả năng quan sát của mình được nghỉ ngơi. Đó cũng là một kỹ năng mà cô truyền lại cho 16 nhà báo trẻ đến từ các nước Đông Nam Á trong một khóa học báo chí gần đây tại Thái Lan. Bằng cách đó, cô đưa ra lời khuyên cho những ai muốn có một bữa ăn ngon ở thành phố Hạ Long là phải để ý những nhóm ăn theo kiểu gia đình, có ông bà cha mẹ con cái, vì “không một gia đình đứng đắn nào ở VN lại đưa ông bà đi ăn ở một nơi tồi tệ” - Karen viết như vậy trên tạp chí Gourmet (12-2006).
Năm nay, Karen và chồng dự định đi thăm Lào, bang New Mexico (Mỹ), Gujarat (Ấn Độ), Nepal, Thụy Điển và Sarawak (Malaysia). “Cuộc sống bình thường luôn ẩn chứa điều phi thường với những ai bỏ thời gian chú ý. Cũng có những điều chúng tôi không thích về châu Á, cũng như có nhiều thứ chúng tôi không thích về nhau, nhưng châu Á vẫn luôn thu hút sự quan tâm của chúng tôi và gọi chúng tôi quay trở lại” - Karen nói. Một điều chắc chắn, cô sẽ kể tiếp câu chuyện của mình về ẩm thực bởi theo cô, “thức ăn là con đường kéo mọi người gần nhau hơn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận