![]() |
Thầy giáo Phạm Văn Bé bên trong chuồng nuôi ruồi lính đen, hiện tại thầy chủ động trong việc bảo tồn con giống. |
Mới đây tại cuộc thi " ý tưởng khởi nghiệp 2015” do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (Business Startup Support Centre - BSSC) phối hợp cùng Hội doanh nhân trẻ TPHCM (YBA) đã vinh danh dự án tiền năng về ruồi lính đen của thầy.
Chúng tôi tìm đến doanh trại của “ ông hoàng ” nghề nuôi rắn mối và bồ câu nổi tiếng một thời tại Ấp Đức Ngãi 1, xã Đức Lập Thượng, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An. Chủ trang trại này là thầy giáo Phạm Văn Bé đang công tác tại trường Tiểu học Đức Lập Thượng B tỉnh Long An.
Sự thân thiện, dản dị của một người nông dân miền Tây là hình ảnh chúng tôi cảm nhận rõ nhất về thầy. Đã 47 năm đi qua trong cuộc đời người thầy giáo, tâm niệm về 2 chữ “ cống hiến ” ngày càng lớn hơn.
Thầy là một trong những người đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình nuôi rắn mối, bồ câu tại Long An vào năm 2009. Cái mơ ước về việc giúp bà con nông dân thoát nghèo là động lực để thầy gắn bó với nghề nuôi rắn mối, bồ câu đến tận bây giờ. Có không ít những hộ dân nhờ những sự chia sẻ kĩ thuật cùng kinh nghiệm chăn nuôi của thầy đã phát triển kinh tế thành công.
Không dừng lại ở vùng quê Long An, cơ duyên bất ngờ với ruồi lính đen mang đến cho thầy những dự án lớn hơn trong cuộc đời. Chúng tôi được thầy chia sẻ một số thông tin về ruồi lính đen còn khá xa lạ với người dân, những thông tin làm chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Thầy cho biết trong quá trình nuôi bồ câu thầy vô tình phát hiện trong chất thải của chim có nhiều ấu trùng (dòi), điều đặc biệt là gà rất thích ăn loại ấu trùng này. Qua quan sát thì thấy đây là ấu trùng do ruồi lính đen đẻ trứng chứ không phải ruồi nhà, từ đó cái suy nghĩ “ biến cái người ta gê sợ nhất thành cái có ích nhất” thôi thúc thầy nghiên cứu về loài ruồi này.
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens, là một loại ruồi được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phân hủy rác thải hữu cơ rất hiệu quả. Ruồi lính đen có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta.
Bản thân ruồi lính đen trưởng thành và ấu trùng không mang mầm bệnh,chúng không là tác nhân truyền bệnh cho người và vật nuôi. Ruồi lính đen trưởng thành không có miệng và dĩ nhiên là không ăn, không cắn phá, không gây hại con người, cây trồng và vật nuôi. Chúng không ăn hoặc đậu vào thức ăn của con người và dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi chứ không bay lung tung.
Với những đặc tính của ruồi lính đen thầy bắt đầu những thử nghiệm ban đầu, trứng ruồi lính đen được thu gom và thả vào phân bồ câu. Tại đây, trứng phát triển thành ấu trùng và phân hủy phân bồ câu thành một loại phân bón hữu cơ.
Ấu trùng khi lớn là nguồn thực phẩm siêu đạm, thay thế các loại nguyên liệu đầu vào trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi với giá thành thấp hơn mà hiệu quả và bền vững hơn. Ấu trùng ruồi lính đen cũng là nguồn thức ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng để nuôi gà, vịt, cá, chim cảnh…
Trong thế giới tự nhiên, ấu trùng ruồi lính đen được biết đến như là một kẻ phàm ăn nhất. Với cấu trúc miệng lớn và mạnh, ấu trùng ruồi lính đen ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các hợp chất hữu cơ có thời gian phân hủy và tạo ra mùi hôi.
Do đó, loại bỏ được mùi hôi của rác. Khi ăn, ấu trùng thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải chúng ăn vào. Theo các nghiên cứu và kết quả nuôi thử nghiệm tại các huyện tham gia Dự án, chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hóa, ấu trùng có thể làm giảm từ 80-90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào.
Ấu trùng tạo ra một loại chất gây bất lợi đối với việc đẻ trứng và quá trình nở ra của các loại ruồi và côn trùng khác. Do phàm ăn, nên ấu trùng ruồi lính đen cũng trực tiếp tranh giành lượng thức ăn của các loại ấu trùng khác.
Phân ấu trùng ruồi lính đen còn lại được xem như là một loại phân hữu cơ, giàu dinh dưỡng và nhiều lợi khuẩn. Ngoài ra, phân của chúng cũng được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho các loài trùn, như trùn quế.
Thầy lên kế hoạch dự án xây dựng mô hình xử lý chất thải của thầy trong thành phố Hồ Chí Minh và đã gửi đi đề kêu gọi nguồn vốn tài trợ. Dự án này dùng phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen xử lý rác hữu cơ không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích chất thải đến 90%.
Lượng chất thải hữu cơ nhanh chóng được giảm thiểu và tái chế (thông qua ấu trùng) tại các hộ gia đình sẽ sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải hữu cơ.
Đam mê cống hiến cùng sự tâm huyết của một người nhà giáo đã giúp thầy mang đến cho xã hội nhưng hy vọng cải thiện một môi trường sống tốt hơn. Sự ô nhiễm ngày càng gia tăng bởi lượng chất thải hiện nay, mong rằng dự án của thầy sẽ sớm được ghi nhận để đưa vào hoạt động.
![]() |
Ruồi lính đen chủ yếu song ngoài môi trường nên sự ảnh hưởng đối với người dân là rất hạn chế. |
![]() |
Giấy chứng nhận dự án ruồi lính đen của thầy giáo Phạm Văn Bé tại cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp 2015. |
![]() |
Khay dùng để nuôi ấu trùng (dòi) tại trang trại. |
![]() |
Ấu trùng (dòi) trong quá trình phân hủy thức ăn không tạo ra nhiều mùi hôi. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận