![]() |
Kim Jeong-hyun không kìm nổi xúc động bên di ảnh bạn diễn, bạn gái cũ |
Đằng sau sự hào nhoáng của thế giới nghệ sĩ và một đời sống sung túc, diễn viên 24 tuổi này đã phải trải qua một thời gian dài bị chấn thương tâm lý, mà theo nhiều người đây là lí do chính dẫn đến kết cục bi thảm.
Cảnh sát đã tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh bên xác diễn viên nổi tiếng được viết bằng máu, trong đó cô xin gia đình tha thứ cho sự dại dột của mình.
Người hâm mộ và bạn bè thân quyến đã đến hát và cầu nguyện để tỏ lòng thương tiếc Eun-Joo khi thi hài cô chuyển từ nhà xác bệnh viện tới dịch vụ hỏa thiêu vào thứ năm.
![]() |
Lee Eun-ju trong cảnh quay tiễn chồng ra trận đầy xúc động của Taegukgi |
Các chuyên gia nhận định Lee chỉ là một trong những nữ minh tinh Hàn Quốc bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng. “Nhiều nghệ sĩ ở đây, bao gồm các ngôi sao hàng đầu, phải chịu những cú sốc tâm lý ở nhiều mức độ khác nhau. Nhiều tên tuổi nổi tiếng đang bào mòn chính mình vì những chán chường tuyệt vọng” - chuyên gia tâm thần học Kim Jeong-Il cho biết. “Diễn viên Hàn Quốc trải qua tuyệt vọng hơn bất kỳ ngôi sao nước nào bởi vì xã hội Hàn Quốc chăm chăm nhìn vào họ theo cách hạ cố và ranh mãnh.” Trong văn hóa truyền thống Hàn Quốc, nghệ sĩ nói chung bị khinh rẻ, trong khi diễn viên bị xem là một nghề thấp kém.
Bức thư tuyệt mệnh có đoạn viết: “Mẹ yêu dấu, con xin lỗi và con yêu mẹ... Con đã từng muốn làm việc nhiều. Cuộc sống dường như không còn ý nghĩa nữa. Con không muốn nổi tiếng. Con ước ao kiếm thật nhiều tiền... Con từng muốn kiếm tiền... Con cảm thấy như bị vào bẫy, và không muốn người khác nhìn con như thế. Bây giờ đã là giữa tháng hai rồi. Tới lúc này mà con còn bị đeo bám.” |
Một bác sĩ tâm thần khác, Oh Kang-Seob tại bệnh viện Kangguk Samsung nói, các ngôi sao điện ảnh có xu hưởng hứng chịu những tuyệt vọng tâm lý trầm trọng, đặc biệt sau khi những bộ phim hoàn tất đã vắt cạn sức lực và tinh thần của họ.
Oh nói thêm, việc tự tử của Lee càng như một giọt nước tràn ly báo động về vấn đề khủng hoảng tâm lý tại Hàn Quốc, nơi mà người dân thường có xu hướng trốn tránh một triệu chứng tâm thần dù là nhỏ nhặt nhất, vì sợ bị xem là người điên, bị cộng đồng xa lánh.
Khoảng 25% người Hàn bị khủng hoảng tâm lý ở nhiều mức độ khác nhau so với 10% ở các nước phát triển, theo bác sĩ Kim Jeong-Il; trong số những người này, 15 % tìm đến cái chết.
Các thống kê còn cho thấy một sự gia tăng báo động trong vòng bốn năm trước, khi mà kinh tế nước này suy giảm thảm hại.
Năm 2000, cứ trong mỗi 100.000 người được điều tra, thì 14,6 người thừa nhận đã từng làm chuyện tự tử. Tỉ lệ này gia tăng lên 15,5 trong 2001, rồi 19,1 - 2002, 24,1 - 2003. Bác sĩ Oh nói: “Quả thật đây là xu hướng đáng báo động. Khủng hoảng tâm lý là một căn bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị và uống đúng thuốc. Tự tử cũng có thể được ngăn chặn. Người Hàn phải thay đổi quan niệm lỗi thời về nhìn nhận người rối loạn tâm thần và phải không do dự đến gặp bác sĩ lập tức khi phát hiện có dấu hiệu khủng hoảng tâm lý.”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận