21/04/2007 03:46 GMT+7

Thay đổi tư duy bảo vệ rừng

SỸ CÔNG (TP.HCM)
SỸ CÔNG (TP.HCM)

TT - Tôi vốn lớn lên tại một vùng rừng núi ở Tây nguyên. Đọc loạt bài của Tuổi Trẻ về những con tê giác cuối cùng của VN tôi thấy rất thật, một sự thật hết sức đau lòng.

PFXn8hLq.jpgPhóng to

Cây rừng bị đốn và đốt trơ trụi, chỉ còn gốc cây xơ xác trên đồi trọc ở khu bảo tồn tê giác Cát Lộc thuộc vườn quốc gia Cát Tiên - Ảnh: Y.T.

TT - Tôi vốn lớn lên tại một vùng rừng núi ở Tây nguyên. Đọc loạt bài của Tuổi Trẻ về những con tê giác cuối cùng của VN tôi thấy rất thật, một sự thật hết sức đau lòng.

Kỳ 1: Đi tìm “thần dược” Kỳ 2: Theo dấu chân tê giác Kỳ 3: Tê giác “khóc”! Kỳ cuối: Trả rừng cho tê giácD8hEt24f.jpgXem video clip Những con tê giác cuối cùng

Bất chấp việc ban hành những văn bản pháp luật mới để bảo vệ tài nguyên rừng, bất chấp sự tăng cường nhân lực và đầu tư tài chính, tài nguyên rừng vẫn đang ngày càng bị mất đi một cách nghiêm trọng. Những tài nguyên quí giá nhất còn sót lại đang dần dần bị biến mất. Đất đai đang bị sa mạc hóa, sự đa dạng sinh học không còn. Mùa mưa thì lụt lội, mùa khô thì thiếu nước trầm trọng cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất điện...

Sự thất bại này trong việc bảo vệ rừng, theo tôi, nguyên nhân xuất phát từ những tư duy bảo vệ của chúng ta chưa hợp lý.

1- Trong việc xác định lực lượng bảo vệ rừng, nhiều năm qua chúng ta quá chú trọng vào lực lượng chính qui (kiểm lâm, công an, quân đội), mà quên đi tại VN người dân địa phương là quan trọng nhất. Mọi sự việc của quốc gia dù khó khăn tới đâu, phức tạp và gian khổ tới đâu mà người dân hiểu được ý nghĩa của nó thì cũng sẵn sàng làm. Do vậy, theo tôi, Nhà nước nên xác định lực lượng bảo vệ rừng chính là người dân và có các chính sách tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện việc này.

2- Trong việc xác định đối tượng phá rừng, chúng ta hiện chỉ chú ý tới việc xử những lâm tặc chuyên nghiệp là chưa chính xác. Người phá rừng khốc liệt nhất, đốt phá tan hoang nhất lại chính là người dân bản địa phá rừng để lấy đất canh tác.

Do vậy, phải có các chính sách hợp lý cho việc kiếm sống của người dân địa phương mà không gắn với việc phá rừng, săn thú.

3- Các chính sách liên quan chưa đồng bộ và chưa khoa học. Đó là sự thiếu gắn kết giữa chính sách giao đất, giao rừng cho người dân với các chính sách về giáo dục, chính sách dân số và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.

- Không kiểm soát việc tăng dân số sẽ dẫn tới mật độ dân cư sống nhờ vào rừng ngày càng tăng, và tới một lúc nào đó phá rừng sẽ lại tiếp tục diễn ra do sức ép về kinh tế.

- Mặt khác, cần phải đầu tư đặc biệt vào giáo dục tại các vùng có rừng để các thế hệ sau có điều kiện thoát ly khỏi

nông/lâm nghiệp. Khi một bộ phận giới trẻ có cơ hội chuyển nghề (sang các khu vực công nghiệp, dịch vụ ở đồng bằng) thì sức ép phá rừng sẽ giảm rõ rệt.

- Bên cạnh đó, chúng ta chưa có sự khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại các vùng rừng mạnh mẽ từ nông nghiệp/lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tại chỗ.

Nếu chú ý và làm được ba vấn đề lớn nói trên, tôi hi vọng rừng sẽ được bảo vệ, tê giác hay các loài thú hoang dã khác cũng có cơ hội được bảo vệ.

SỸ CÔNG (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên