Phóng to |
Sự trung thực thể hiện ở chỗ chúng ta phải công nhận rằng hiện tại đang còn nhiều hạn chế trong việc nhận thức vấn đề làm thế nào để tạo những điều kiện thuận lợi nhất để những trí thức từ nước ngoài về nước. Một thí dụ cho sự hạn chế này là tâm lí không sẵn sàng dành những vị trí xứng đáng, những vị trí thuộc cấp lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước cho các nhân lực trẻ, cho dù bản thân họ thật sự có khả năng.
Ngoài mặt ai cũng nói luôn hoan nghênh và sẵn sàng trọng dụng nhân tài nhưng không dễ gì "nhường ghế" cho họ, điều này đã làm cho không ít người nản lòng. Đó chỉ là một trong những biểu hiện cho lối suy nghĩ còn bảo thủ, cản trở con đường, khát vọng được cống hiến của nhiều trí thức trẻ cho nước nhà. Khoảng cách giữa lời nói, chính sách và thực tế vẫn còn khá xa.
Những nhân tài xa quê hương khi trở về, điều quan trọng nhất mà họ cần chính là bản thân họ phải được đánh giá đúng, và được tạo môi trường thuận lợi để công tác. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ làm tốt việc luôn hoan nghênh, dang rộng vòng tay đón họ, những việc còn lại tiếp theo vẫn chưa hiệu quả. Nhà nước chỉ có thể ban hành các chính sách khuyến khích, còn việc thực hiện ra sao tuỳ thuộc vào ý thức, cái "tâm" đối với người tài của một doanh nghiệp, cơ quan. Chính những nơi này là nơi có vai trò quyết định trong việc tạo môi trường làm việc thuận lợi để người tài phát triển.
Cần hiểu rằng một môi trường làm việc thuận lợi không có nghĩa là phải hiện đại, trang bị giống như các nước phương Tây, bởi lẽ điều kiện không cho phép (bản thân trí thức trẻ cũng biết điều này và không đòi hỏi nhiều), mà quan trọng là phải có sự tôn trọng, có không gian phát huy khả năng cùng một chế độ đãi ngộ hợp lí.
Quá trình thu hút, sử dụng nguồn trí thức gốc Việt từ nước ngoài muốn thành công đòi hỏi không chỉ nỗ lực từ nhà nước mà bản thân các cơ quan, doanh nghiệp cấp dưới cũng phải thật sự cố gắng cả về nhận thức và hành động. Nó cần phải được nhân rộng thành một việc làm có tính xã hội rộng lớn.
Tôi rất đồng ý với tác giả bài báo "Trăn trở của 1 du học sinh". Hiện nay, tình trạng sử dụng không đúng với năng lực những du học sinh đi học ở nước ngoài về rất phổ biến, nhất là tại các trường ĐH lớn, nơi rất cần những kiến thức tiếp thu ở nước ngoài. Tại trường ĐH của tôi, có một giảng viên có đến hai bằng tiến sĩ học ở nước ngoài về, khi xin chuyển công tác đến một khoa cùng trường có chuyên ngành phù hợp thì lại bị từ chối. Điều đó đã gây sốc với giảng viên này. Thiết nghĩ, các trường ĐH nên có một cơ chế rõ ràng và phù hợp để sử dụng nguồn nhân lực quý giá này.
Một hiện trạng khá phổ biến nữa là khi các GV học ở nước ngoài về, tâm lý chung của những đơn vị là "ngán ngại", thậm chí không mạnh dạn giao việc cho những GV này, gây tâm lý chán nản. Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT cần ban hành cơ chế sử dụng các GV được đào tạo ở nước ngoài. Vì hiện nay, chúng ta cũng chưa có một cơ chế nào cả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận