![]() |
Hình ảnh 3 chiều về xương sọ khủng long chụp bằng tia X |
Để xác định hình dạng não thằn lằn bay, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Lawrence Witmer thuộc ĐH Ohio (Athens, Hy Lạp) đã sử dụng phương pháp chụp CT tia X. Vi nghiên cứu xương sọ hóa thạch của thằn lằn bay là việc hết sức khó khăn, bởi vì cấu trúc xương đầu của loài bò sát này rất phức tạp.
Quan sát hình ảnh 3 chiều của bộ não hai loài thằn lằn đem nghiên cứu, rhamphorhynchus muensteri và anhanguera santanae, nhóm nghiên cứu nhận thấy chúng đều có nhung não cực lớn. Nhung não là khu vực tổng hợp thông tin về sự thăng bằng của cơ thể từ các bộ phận khác nhau và gửi thông tin đó đến cho đôi mắt.
![]() |
Chức năng của nhung não là kết hợp các tín hiệu từ các cơ quan thăng bằng, khớp, cơ bắp và da. Sau đó, nó gửi các tín hiệu thần kinh tạo chuyển động trong cơ mắt để giữ cho hình ảnh trong võng mạc được cân bằng. Nếu không có cơ quan này, hình ảnh nhìn thấy sẽ lắc lư mạnh, thậm chí còn bị nhoè. Như vậy, thằn lằn bay có nhung não lớn bởi vì sải cánh của chúng rất rộng. Sải cánh của anhanguera rộng tới 4 m, đồng nghĩa với việc não phải xử lý một lượng thông tin cực lớn mà da chuyển tới.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện thấy rằng thằn lằn bay cũng có các ống hình bán nguyệt, có chức năng giữ thăng bằng, như ở tai trong của người. Khi nhận thấy có mối nguy hiểm kề cận, chúng thường ngẩng đầu sao cho các ống này nằm ngang, nhờ vậy có thể quan sát tốt hơn và di chuyển nhanh hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận