04/10/2011 09:56 GMT+7

"Thảm họa YouTube" thành công nhờ được ghét

 HỮU CÔNG
 HỮU CÔNG

AT - Cô gái được gán biệt danh “Thảm họa YouTube” Rebbeca Black tiếp tục đưa lên mạng MV thứ hai của mình mang tên My moment (Khoảnh khắc của tôi) và số phận của ca khúc này cũng không khác gì Friday (Thứ sáu) trước đó.

Friday của Rebecca từng bị cư dân mạng chửi bới không thương tiếc về việc cô đã dùng phần mềm Auto Tune để chỉnh sửa giọng hát. “Hôm qua là thứ năm, thứ năm. Hôm nay là thứ sáu, thứ sáu” là những ca từ hết sức tẻ nhạt của bài hát. Một số nhà phê bình đã đề cập đến Friday như là một trong những ca khúc tồi tệ nhất lịch sử.

Tuy nhiên, bài hát này lại trở thành một trong những chủ đề bàn tán xôn xao nhất trên Twitter, vượt qua cả câu chuyện về cơn khủng hoảng động nhất ở Nhật Bản tháng ba vừa rồi. Dù nhận được hàng triệu cú click “dislike” trên YouTube nhưng ca khúc của Rebecca đã bán rất chạy cùng rất nhiều lượt tải về.

Thừa thắng xông lên, “Thảm họa YouTube” phát hành MV thứ của mình như sự trả đũa những ai từng nhạo báng ca khúc Friday trước đó với những đoạn như: “Có phải bạn là người bảo tôi sẽ chẳng làm nên trò trống gì/ Ồ! Tôi đang chứng minh rằng bạn đã sai/ Tôi không phải là người duy nhất tin vào điều gì đó/ Mơ ước của tôi sắp thành hiện thực”. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Hôm 10-2, cô gái 14 tuổi Rebecca Black ở bang California đã hát và đưa lên mạng MV ca khúc Friday (Thứ sáu) của mình. Ca khúc là tâm trạng của cô gái mong đến ngày cuối tuần với những ca từ tẻ nhạt, tuy bị đánh giá là nhảm nhí, vớ vẩn, kinh khủng hay “bài hát dở nhất lịch sử” nhưng lại có lượng truy cập “khủng” vượt cả Born this way (Sinh ra như thế) của “nữ hoàng quái chiêu” Lady Gaga và Pray (Nguyện cầu) của “hoàng tử tuổi teen” Justin Bieber. Rebecca sau đó xuất hiện hàng loạt trên báo chí và các chương trình truyền hình, còn Friday của cô không vì thế thiếu bóng dáng trên các bảng xếp hạng ở Mỹ, Anh, Canada, Úc. Thừa thắng xông lên, “Thảm họa YouTube” này tiếp tục đưa lên mạng MV thứ hai của mình mang tên My moment (Khoảnh khắc của tôi). My moment ngay lập tức bị chỉ trích gay gắt vì những ca từ sáo rỗng, vô vị, nhưng hiện đã vượt 25 triệu lượt truy cập với lượng người “dislike” gấp đôi người “like” và con số này đang không ngừng tăng lên.

Nhưng điều gì đã khiến người ta tìm đến những bài hát vô nghĩa của Rebecca? “Bởi nó nhắm đến gu thẩm mỹ bình thường và chúng ta là những người tò mò.

Chúng ta có thể đừng quan tâm về những thứ ngớ ngẩn này”, David LaGuardia - tác giả của cuốn Trash Culture: Essays in Popular Culture (tạm dịch: Văn hóa “rác”: Những bài viết về văn hóa đại chúng) - đã lý giải. Hiện tượng Rebecca Black khiến người ta liên tưởng đến trường hợp của nữ ca sĩ Florence Foster Jenkins (1868-1944) - một giọng nữ cao người Mỹ từng nổi tiếng vì không biết gì về nhịp điệu, thanh âm lẫn khả năng ca hát tổng thể.

Jenkins từng lờ đi mọi thứ, nhầm tưởng tiếng cười nhạo báng của khán giả là sự cổ vũ. Nhưng những điều khủng khiếp như vậy lại lan truyền rất nhanh chóng và rồi Jenkins nổi tiếng.

Người hâm mộ yêu cầu bà lên sân khấu hòa nhạc cổ điển Carnegie Hall (New York) danh tiếng - nơi nhiều siêu sao đã xuất hiện, từ Judy Garland cho đến Billie Holiday. Cuối cùng bà đã đồng ý biểu diễn ở đó vào năm 1944 trước khi qua đời, và vé buổi hòa nhạc của bà đã hết sạch chỉ trong vòng hai tuần bán ra.

Sự thành công của Jenkins được xem là nhờ vào làn sóng lan truyền như vi-rút vào thời của bà. Tương tự trường hợp Rebecca, sự nghiệp của Jenkins cho thấy những lời chỉ trích đôi khi lại là sự giúp sức trên con đường “nổi tiếng”. Ðã có một thời gian dài rằng “cái xấu” trở nên “tồi tệ càng tốt” và có được nhiều người hâm mộ.

“Mức độ của sự kinh khủng đôi khi là “thương hiệu” thu hút nhiều người lẫn phương tiện truyền thông. Người ta thường tán gẫu về những “thương hiệu” này và so sánh với những cái chính thống. Với một số người, điều này đáng bị chỉ trích, nhưng những người khác lại có việc gì đó để làm, để “tám” với bạn bè hay đồng nghiệp”, Sean Redmond - đồng biên tập của tạp chí Celebrity Studies (Nghiên cứu giới nổi tiếng) - cho biết.

Trong khi đó Stephen Temperley - người đang viết vở kịch phần nào dựa trên cuộc đời của Jenkins - nói rằng sự “mê hoặc” của bà là kết hợp giữa tham vọng cá nhân với không biết gì về ca hát. “Bà ấy có lẽ đã rất “ngây thơ” lúc trình diễn. Ðám đông có thể đã ở đấy cổ vũ lẫn cười nhạo bà”, Temperley nói.

Tuy nhiên, buổi ca nhạc của bà đã mang đến điều gì đó rất “lạ” mà những ca sĩ opera hàng đầu khác sẽ chẳng thể nào làm được. “Nó trở thành một sự kiện xã hội lớn ở thành phố New York bấy giờ. Ðiều này làm nên dấu ấn đặc biệt và mọi người đã thật sự tranh giành vé lẫn nhau để xem được chương trình”, ông cho biết thêm.

Không chỉ riêng về lĩnh vực ca nhạc, đối với điện ảnh đã có nhiều bộ phim bị chê bai đến kinh khủng nhưng lại mang về số tiền cũng... kinh khủng. Ðiển hình như Birdemic: Shock and terror (tạm dịch: Birdemic: Sốc và kinh hoàng) năm 2008 được dán mác là cuốn phim tệ hại nhất được làm ra nhưng điều này càng làm cho doanh số bán vé tăng đáng kể, và phần tiếp theo của bộ phim được thực hiện theo công nghệ 3D sắp ra mắt. Một bộ phim khác là The room (Căn phòng) bị đóng dấu là “bad movie” nhưng những suất chiếu của nó vẫn đông khán giả đến tận đêm.

Trở lại với “hiện tượng” Rebbecca, cùng chung số phận như Friday, MV My moment của cô đang bị nguyền rủa tàn nhẫn những điều này dường như lại trở thành lợi thế “được ghét” của “Thảm họa YouTube” để chuyển thành sự thành công về mặt thương mại.

6JEfSZWS.jpgPhóng to

Áo Trắng số 17(số 103 bộ mới) ra ngày 15/09/2011 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

 HỮU CÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên