Phóng to |
Tàu chiến USS Missouri neo đậu ở Trân Châu Cảng |
Tour tưởng nhớ Trân Châu Cảng đưa du khách vào thăm bảo tàng Arizona xem phim tài liệu về trận Trân Châu Cảng, một vòng quanh khu vực cảng đã xảy ra cuộc chiến ác liệt 69 năm về trước giữa quân đội Nhật và Mỹ, thăm tàu chiến USS Missouri, chiếc tàu chiến cuối cùng được chế tạo bởi hải quân Mỹ. Đối với những người từng tham gia và sống sót sau cuộc tấn công Trân Châu cảng, đây vẫn còn là một cú sốc lớn trong lịch sử nước Mỹ khi mà hơn 3.000 người đã nằm xuống nơi này.
Theo Wikipedia, quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối tiếp nhau theo hướng từ Tây - tây Bắc sang Đông - đông Nam có diện tích tổng cộng gần 17.000 km² với khoảng nửa triệu người (ở thập kỉ 40 thế kỷ trước). Lớn nhất là đảo Hawaii (trên 10.000 km²) nằm ở cực trong quần đảo, nhưng quan trọng nhất lại là đảo Oahu với diện tích khoảng 1.500 km², nằm cách Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc.
Trên bờ biển phía Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu (200.000 dân), thủ phủ của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển phía Nam đảo, cách Honolulu về phía Tây chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (kể từ năm 1940). Dựng trên một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo lại có một cù lao ở giữa vịnh được gọi là "đảo Ford” như một cầu tàu thiên nhiên, Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lí tưởng để bảo vệ đội tàu chiến của Hải quân Mỹ chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài.
Hai trong số những tàu chiến bị tấn công tại Trân Châu Cảng vào ngày 7-12-1941 là USS Arizona và Utah bị hư hại nặng nề đến mức sau đó đã không được Hải quân Mỹ vớt lên, nhưng nhiều vũ khí và thiết bị của chúng được tháo ra để sử dụng trên những con tàu khác. Ngày nay, xác của hai con tàu này vẫn nằm lại nơi chúng bị đắm và Arizona trở thành một bảo tàng chiến tranh.
Phóng to |
Đài tưởng niệm USS Arizona ở Trân Châu Cảng |
Phóng to |
Du khách đang tham quan tàu chiến USS Missouri ở Trân Châu Cảng và cảm nhận về bề dày lịch sử của nó từ thông tin của hướng dẫn viên du lịch |
Phóng to |
Góc nhìn từ tàu chiến USS Missouri hướng về phía tàu chiến USS Arizona vẫn nằm chìm dưới mặt nước |
Phóng to |
Nhiều du khách thích dạo trên sàn tàu để khám phá tàu chiến khổng lồ đậu ở Trân Châu Cảng |
Phóng to |
Tàu chiến USS Missouri phô diễn chiều dài và sự to lớn của nó ở Trân Châu Cảng cho du khách tham quan |
Phóng to |
Du khách tham quan tàu chiến USS Missouri, chiếc tàu chiến cuối cùng do hải quân Mỹ chế tạo |
Phóng to |
Những giọt nước mắt khóc thương tàu chiến Arizona. Một du khách đã chụp bức ảnh này và đặt cho khung cảnh này tên gọi đó, khi mà những vệt dầu vẫn còn loang lổ trên mặt nước, nơi con tàu chiến Arizona bị đánh đắm trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng 69 năm về trước mang theo nó 1.777 thuyền viên chìm xuống đáy nước |
Phóng to |
Du khách như đặt chân vào lịch sử khi thăm viếng nơi này: đảo Ford, nơi nằm lại của tàu chiến Arizona sau trận Trân Châu Cảng năm xưa |
Phóng to |
Ngọn tháp pháo của tàu chiến Arizona vươn lên từ dưới mặt nước, nơi chiếc tàu này còn nằm lại dưới đáy Trân Châu Cảng |
Phóng to |
Đài tưởng niệm 1.777 thuyền viên tàu chiến USS Arizona đã hy sinh trong cuộc tấn công ngày 7-12-1941 tại Trân Châu Cảng |
Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào ngày 7-12-1941, dẫn đến việc Mỹ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được phía Nhật trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn tàu chiến Mỹ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 3.000 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ hơn, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Mỹ và Nhật vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận