- Trả lời của Phòng mạch Online:
Đây là câu hỏi hay gặp của các bậc phụ huynh mà con có sáu ngón tay, mà đa phần là trường hợp có hai ngón cái.
Nhóm bệnh này nằm trong nhóm bệnh dị dạng chi trên, gọi là dị dạng gấp đôi ngón (duplication). Trong đó dị dạng gấp đôi ngón cái hay tật thừa ngón cái là tật hay gặp nhất. Tỉ lệ ước tính vào khoảng 0,08 trong 1.000 trẻ sinh ra. Tỉ lệ này như nhau ở cả nhóm dân da trắng hay da đen. Hơi cao hơn ở nhóm dân da đỏ ở Mỹ và dân châu Á.
Người ta quan sát thấy một số ít gia đình có tật thừa ngón nhưng không biết có mang yếu tố di truyền hay không. Đôi khi tật thừa ngón có thể kèm theo các bất thường khác ở hệ cơ xương khớp, gan, thần kinh, nội tạng.
Về hình thể của tật thừa ngón có thể đi từ chỗ ở đốt xa của ngón cái bị chẻ đôi một phần hay toàn phần làm ngón cái to hơn đến chỗ ngón cái tách hẳn ra làm hai ngón hoàn chỉnh. Hay đôi khi ngón cái thứ hai chỉ là một phần cục thịt dính vào ngón thứ nhất.
Về phần điều trị: phẫu thuật cắt bỏ được chọn lựa. Thông thường các bác sĩ sẽ cắt bỏ phần ngón cái không có chức năng, thường nhất là ngón cái phía ngoài được cắt bỏ.
Nếu cả hai ngón cái đều có chức năng như nhau thì ngón nào có hình dạng đẹp hơn sẽ được giữ lại. Tuy nhiên ngón phía trong hay được giữ lại vì lý do dây chằng bên trong của ngón cái bám vào phía trong của ngón cái nằm ở phía trong. Dây chằng này quan trọng trong việc giữ vững ngón cái.
Thời điểm thích hợp cho việc phẫu thuật là từ 12-18 tháng tuổi.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận