(Vietbao20@...)
- Thạc sĩ Dương Lan Hương (giảng viên khoa điện - điện tử ĐH Bách khoa TP.HCM):
Mỗi lần bật đèn, các đèn phóng điện (đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn sodium cao áp, đèn halogen kim loại...) cần một điện áp cao để mồi sáng đèn (nhờ chấn lưu, bộ kích) trong một thời gian rất ngắn (một vài giây) và khi đèn cháy sáng thì điện áp sẽ giảm xuống.
Mỗi lần bật đèn như vậy sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn (tan rã lớp oxit phủ trên điện cực) chứ không “hút” một lượng điện lớn (vì thời gian xảy ra rất nhanh và lúc đó chưa có dòng qua đèn).
Theo quan điểm tiết kiệm điện, nếu không cần thiết thì không nên bật đèn. Tuy nhiên nếu bật tắt thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn. Vì thế cần cân nhắc khi sử dụng đèn (nếu thời gian không cần sử dụng lâu thì nên tắt đèn). Ngoài ra cần nói thêm, đối với đèn LED bật tắt nhiều lần sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn, vì thế nếu có điều kiện kinh tế chúng ta có thể chuyển đổi sang đèn LED để tiết kiệm điện.
Mời bạn đặt câu hỏi gửi về: Góc tư vấn “Tiết kiệm năng lượng: làm thế nào?”, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Email: tuoidt@tuoitre.com.vn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận