![]() |
Gót giày càng cao, sức nặng của cơ thể càng phân phối không đều và áp lực càng dồn vào một vùng nhỏ của khớp xương ngón chân cái. Với những đôi giày có gót rất cao (từ 7 phân đến hơn 1 tấc), hiện tượng này càng trở nên trầm trọng hơn.
Theo BS Trần Thanh Mỹ (GĐ BV Chấn thương chỉnh hình), khởi đầu, khớp xương cọ vào giày của bạn và hình thành lớp da chai (gọi là cục chai). Trong truờng hợp sinh ra viêm túi hoạt dịch, khớp xương trở nên nhạy cảm, sưng và đau mỗi khi bạn di chuyển. Triệu chứng này sẽ dịu xuống nếu bạn ngưng đi giày cao gót. Nếu bạn tiếp tục đi giày cao gót trong một thời gian dài, tình trạng sưng tấy sẽ tăng lên, dần dần khớp xương bị biến dạng.
Chữa trị: Bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt gọt các cục da chai, bạn nên đi những đôi giày vừa chân, và cởi giày ra nhiều lần trong ngày càng nhiều càng tốt.
Phòng ngừa: Không nên mang giày cao gót thường xuyên, tốt nhất nên mang giày gót thấp, giày đế bằng, đi chân không bất cứ khi nào thuận tiện - càng nhiều càng tốt; đừng gọt các cục da chai bằng kéo hay lưỡi lam, chỉ chà chỗ chai bằng giấy nhám hay đá bọt; các động tác uốn cong ngón chạn lên mép một cuốn sách sẽ giúp trung hòa sức nén của việc mang giày cao gót trên xương, khớp và cơ bắp; thoa nắn bàn chân sau khi mang giày cao gót sẽ giúp giảm đau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận