18/12/2003 21:18 GMT+7

Tào Tuyết Cần là tác giả duy nhất của Hồng Lâu Mộng?

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Sau khi thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng kéo dài tới 16 năm, với đầy đủ chứng cứ, giáo sư Xia Hu đã khẳng định rằng tác phẩm Hồng Lâu Mộng là công sức riêng của Tào Tuyết Cần (1715-1764). Như vây, tác phẩm văn học từ thế kỷ XVIII có tất cả 120 chương này không có đồng tác giả là Cao Ngạc trong 40 chương cuối như tuyên bố của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hu Shi (1891-1962)?

Q0j6HVSC.jpgPhóng to
Sau khi thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng kéo dài tới 16 năm, với đầy đủ chứng cứ, giáo sư Xia Hu đã khẳng định rằng tác phẩm Hồng Lâu Mộng là công sức riêng của Tào Tuyết Cần (1715-1764). Như vây, tác phẩm văn học từ thế kỷ XVIII có tất cả 120 chương này không có đồng tác giả là Cao Ngạc trong 40 chương cuối như tuyên bố của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hu Shi (1891-1962)?

Sở dĩ Hu Shi đưa ra tuyên bố Hồng Lâu Mộng có đồng tác giả bởi ông tìm thấy những đầu mối trong một bài thơ của Zhang Chuanshan, một người bạn của Cao Ngạc. Bài thơ đề cập tời những lời đồn đại rằng Cao Ngạc là đồng tác giả của Hồng Lâu Mộng. Hơn nữa, ông Hu Shi tin rằng 120 chương này không phải của một tác giả vì mặt miêu tả và cấu tứ của các nhân vật chính có khoảng cách lớn với phần đầu.

Nhưng giáo sư Xia nói rằng đó chỉ là lời đồn nên nó không phải là thông tin đáng tin cậy. Ông lập luận rằng số phận của tất cả các nhân vật đều thay đổi khi câu chuyện phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu Hồng Lâu Mộng, giáo sư Xia Hu cùng vợ và con trai đã đối chiếu các bản sao khác nhau của kiệt tác và so sánh chúng với 120 chương bản thảo được sao chép bằng tay trong triều đại của vua Càn Long, đời nhà Thanh (1644 - 1911).

Bản thảo viết tay của Hồng Lâu Mộng được tìm thấy vào năm 1959 ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc, được cho là bản thảo đích thực của Tào Tuyết Cần, khi tất cả những bản thảo khác được nhiều người chép tay đều có thêm những chỉnh sửa.

Giáo sư Xia cho rằng Cao Ngạc không thể là đồng tác giả của Hồng Lâu Mộng khi cả 120 chương trong bản thảo đều được viết bằng phương ngữ Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô) . "Tào Tuyết Cần là người Nam Kinh còn Cao Ngạc là người vùng đông bắc Trung Quốc nên ông không thể thành thạo phương ngữ Nam Kinh đến vậy".

Ông và gia đình đã phục chế bản thảo mà họ tin rằng đó là bản thảo đích thực của Tào Tuyết Cần và đã được NXB trường ĐHTH Lan Châu phát hành.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên