Các mặt hàng khác sẽ tăng theo
Tăng giá điện trong tình trạng hiện nay là điều hoàn toàn không nên làm chứ đừng nói đến chuyện tăng một lần 400 đồng. Nếu giá điện tăng thì nhất định giá cả hầu hết các mặt hàng khác cũng có cớ để tăng giá.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề xuất tăng giá điện, theo bạn:
Tăng giá điện thêm 400đ/kWh như đề xuấtTăng giá nhưng phải đảm bảo chất lượngTăng giá điện nhưng ở mức thấp hơnKhông đồng ý tăng giá
|
Ngành điện có thiếu vốn?
Nói nguyên nhân của thiếu điện là do thiếu vốn để từ đó đề nghị tăng giá điện là chưa đúng, vì trong thực tế ngành điện còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như điện thoại di động. Việc đầu tư ngoài ngành này lấy vốn ở đâu? Lẽ ra ngành điện cần tập trung toàn bộ vốn để đầu tư phát triển điện. Ngoài ra, giá thành sản xuất điện hiện nay thiếu minh bạch, vì vậy không thể biết giá thực sản xuất điện bao nhiêu.
Đề nghị Nhà nước xác định và công khai các nội dung trên trước khi quyết định việc tăng giá điện.
EVN cần tự lực
Là một kỹ sư từng công tác trong ngành điện, tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Ngô Tuấn Kiệt và không thể nào chấp nhận đề xuất tăng giá điện của ông Trần Viết Ngãi. Tôi nhớ trước đây ông Ngãi là người rất mạnh mẽ đề xuất cải tổ triệt để EVN và phản bác rất quyết liệt việc đề xuất tăng giá điện của EVN. Nay hiệp hội của ông lại chủ động đề xuất tăng giá điện giùm cho EVN.
Việc tăng giá điện lên 8 cent đúng là nhỏ với thu nhập của những người giàu theo ý ông, nhưng với những hộ sử dụng điện lớn (công ty, nhà máy, xí nghiệp...) thì không nhỏ tí nào. Việc này sẽ tác động đến giá thành sản phẩm, tác động đến kinh tế xã hội cả nước.
Ông Ngãi nói là nắm rõ việc lời, lỗ của các nhà máy điện nên với cương vị từng làm trong ban lãnh đạo EVN, ông cũng nắm rõ cơ cấu tổ chức cồng kềnh, hiệu suất làm việc kém hiệu quả của EVN cũng như tổn thất điện năng trên lưới như thế nào. Đơn cử tại chi nhánh điện lực (nay đã trở thành công ty) nơi tôi từng công tác, theo sắp xếp nhân sự và công việc, số lao động dôi dư là 40% nhưng ban giám đốc không có cách nào cắt giảm.
Vì vậy, nếu EVN chỉ cần sắp xếp lại tổ chức nhân sự và giảm được tổn thất điện năng trên lưới, tôi tin chắc phần chi phí tiết kiệm sẽ giúp EVN đầu tư được vào nhiều dự án điện hơn chứ không phải lại đè cổ người dân để thu thêm tiền cho dù người dân giàu đi chăng nữa.
Ngành điện cần minh bạch hơn
Tăng giá điện là cần thiết nếu đúng giá trung bình hiện nay là 1.057 VND/kWh. Nhưng để chứng minh được giá đó, EVN phải cho con số cụ thể bao nhiêu điện được bán theo từng loại giá và cách tính trung bình như thế nào.
Số hộ nông thôn được hưởng giá thấp có thể rất nhiều về số lượng nhưng tổng số điện sử dụng lại chỉ là phần nhỏ so với các hộ sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt đô thị. Do đó, ngành điện cần đưa ra con số và cách tính toán cụ thể, thuyết phục chứ không nêu một cái giá trung bình mà phần lớn người dân cảm thấy họ không được hưởng giá đó.
Chính sách giá linh hoạt
Thiếu điện do mất cân đối cung cầu, vậy chỉ còn cách tác động giá để đẩy mạnh cung và hạn chế hãm phanh tăng cầu quá đáng. Việc điều chỉnh giá ở đây không phải xuất phát từ điều chỉnh giá thành điện năng mà là điều chỉnh giá trị sử dụng thông qua điều chỉnh giá thành của điện năng.
Giá trị sử dụng là do nhu cầu khách hàng và đương nhiên có tăng có giảm, càng linh hoạt trong tăng giảm càng tốt. Ngoài giá điện giờ cao điểm hiện có, nên có giá điện ngày cao điểm, giá điện tháng cao điểm...
Ví dụ trong những ngày tháng nóng nhất, nếu giá điện tăng gấp ba bốn lần thì người ta sẽ triệt để tiết kiệm. Ngược lại khi các hồ có nhiều nước, trời mát mẻ thì hãy bán điện giá thật rẻ để khuyến khích người tiêu dùng xài cho hết thủy năng của các hồ chứa kẻo để nước chảy qua tràn lãng phí.
Việc xác định cao điểm và thấp điểm sử dụng điện là không khó vì chúng có tính quy luật khá rõ. Tôi nghĩ đây cũng là một giải pháp tạm thời cần nghĩ tới khi ta chưa có đủ công suất dự trữ ổn định cần thiết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận