12/01/2012 01:51 GMT+7

Tán sỏi bàng quang ở trẻ bằng laser

BS TRƯƠNG ANH MẬU
BS TRƯƠNG ANH MẬU

TT - Bé trai T.T.L., 5 tuổi, được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM khám vì tiểu khó và tiểu máu. Qua thăm khám, làm siêu âm hệ niệu và X-quang bụng, các bác sĩ phát hiện có nhiều viên sỏi nằm ở bàng quang của bé.

Các viên sỏi này gây viêm nhiễm và tạo ra triệu chứng tiểu máu kể trên của bé. Bé được lên chương trình can thiệp phá sỏi bằng kỹ thuật ít xâm lấn là nội soi ngược dòng, dùng tia laser tán vụn hoàn toàn các viên sỏi nhỏ nằm trong bàng quang. Hiện bé đã hết đau, tiểu tốt và xuất viện.

Theo ThS.BS Phan Tấn Đức, phẫu thuật viên chính, sỏi đường tiết niệu trẻ em gặp nhiều nhất ở thận, tiếp theo là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn nhưng lại có các triệu chứng rất đặc hiệu như tiểu khó, tiểu ngắt quãng (do sỏi lấp đường ra của bàng quang) và đi tiểu nhiều lần do cổ bàng quang bị kích thích. Trước đây đối với bệnh lý này các bác sĩ thường phải mổ mở bàng quang lấy sỏi.

Ở các nước phát triển, sỏi niệu ở trẻ hầu như được điều trị bằng các phương pháp ít sang chấn và xâm lấn tối thiểu như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da và đặc biệt tán sỏi nội soi ngược dòng.Ưu điểm của kỹ thuật tiên tiến này là ít xâm hại, cho phép tiếp cận sỏi dễ dàng và có thể điều trị hầu hết các viên sỏi ở niệu quản, bàng quang.

Mỗi ca nội soi chỉ khoảng 30 phút. Với việc áp dụng phương pháp mới này, bệnh nhi sẽ ít đau hơn, không có sẹo, tránh được nhiều biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện rất ngắn và chi phí không cao.

BS TRƯƠNG ANH MẬU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên