07/12/2017 12:40 GMT+7

Tận dụng nguồn nước mặt để bảo vệ nước ngầm

LÊ PHAN - THẢO NHƯ
LÊ PHAN - THẢO NHƯ

TTO - Tọa đàm “Giải pháp khái thác và bảo vệ nguồn nước ngầm tại TP.HCM” đã được báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 7-12.

Tận dụng nguồn nước mặt để bảo vệ nước ngầm - Ảnh 1.

Khách mời nhận hoa từ đại diện báo Tuổi Trẻ - Ảnh: THẢO NHƯ

Theo báo cáo của đai diện Trung tâm y tế dự phòng, từ năm 2014 đến nay, trung tâm đã tiến hành lấy hơn 1.400 mẫu nước trêni địa bàn TP.HCM, nhất là các địa phương còn sử dụng nước ngầm nhiều để xét nghiệm. Qua kiểm tra cho thấy, hiện các yếu tố về độ PH, hàm lượng sắt còn cao, đặc biệt nguy hiểm hơn là vẫn tồn tại các yếu tố vi sinh và chất Amoni.

Trung tâm y tế dự phòng khuyến cáo đối người dân phải ăn chín, uống sôi hoặc sử dụng các chất khử để đảm bảo chất lượng nước. Riêng đối với các khu vực có mẫu nước có chưa Amoni, trung tâm khuyên người dân phải nhanh chóng chuyển sang sử dụng nước sạch.  

Tận dụng nguồn nước mặt để bảo vệ nước ngầm - Ảnh 2.

Ông Ngô Cao Lẫm, trưởng khoa y tế môi trường, Trung tâm y tế sự phòng báo cáo về chất lượng nước ngầm TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA

Còn theo Thạc sĩ Nguyễn Phát Minh, chuyên gia về địa chất thủy văn, cho rằng cần đưa công tác quản lý việc khai thác nước ngầm về cho địa phương, giám sát chặt chẽ kỹ thuật trong việc khoan giếng lấy nước.

Cấu trúc chứa nước của TP.HCM là cấu trúc mở. Vì vậy rất dễ bị xâm mặn, cần phải khai thác hợp lý và có điều tiết để đảm bảo nguồn nước ngầm.

Ngoài ra, ông Minh còn đánh giá hiện nay TP.HCM đã bỏ sót một nguồn cung cấp nước quan trọng là nguồn nước mặt. Cơ quan chức năng nên phối hợp, tận dụng các nguyên cứu khoa học về tính chất nước của các sông để tránh lãng phí nguồn cung nước này.  

Tận dụng nguồn nước mặt để bảo vệ nước ngầm - Ảnh 3.

Thạc sĩ Nguyễn Phát Minh, chuyên gia địa chất thủy văn, phân tích về tình hình nước ngầm - Ảnh: HỮU KHOA

Về góc độ quản lý nhà nước, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết chủ trương của UBND TP là phải đưa nước sạch đến 100% người dân để bảo vệ nguồn nước ngầm.

Trước đây, nguồn nước ngầm tại một số địa phương như huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn có chất lượng rất tốt nhưng hiện nay đã bị suy giảm về cả chất lượng và số lượng. Người dân sử dụng nước ngầm do có sẵn giếng lâu nay, còn doanh nghiệp sử dụng nước ngầm để chủ động nguồn cung nước trong sản xuất. Muốn hạn chế được việc trên, phía công ty cấp nước phải đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho người dân và doanh nghiệp.

Mặt khác, hiện sở cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng bản đồ cấm khai thác nước ngầm tại TP do theo luật việc khai thác nước với mục đích sử dụng dưới 10 m3/ngày không phải xin phép. Phía sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để sớm có giải pháp trong vấn đề này.  

Tận dụng nguồn nước mặt để bảo vệ nước ngầm - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM bàn về giải pháp hạn chế sử dụng nước ngầm - Ảnh: HỮU KHOA

Đại diện Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco), cho biết phía đơn vị đang nỗ lực trong giai đoạn năm 2017-2018 sẽ hoàn thành các hệ thống cấp nước chính quy, đảm bảo chất lượng nước đến từng hộ dân. Đến năm 2018 sẽ hoàn thành công việc trên.

Phía công ty sẽ tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ người dân trong việc xin định mức nước, nhất là các hộ dân ở trọ. Nhiều người dân còn quan ngại về việc đăng ký định mức nước, nhưng thủ tục rất đơn giản chỉ cần hộ khẩu hoặc xác nhận của Công an địa phương về tạm trú, tạm vắng nhưng một số chủ nhà cho thuê than phiền vì rắc rối không đăng ký và tận dụng nguồn nước giếng có sẵn .

Trong ba tháng vừa qua, công ty đã khảo sát đối với các hộ dân không sử dụng nước trong ba tháng liên tục công ty đã liên hệ và giảm 50% giá nước để khuyến khích người dân sử dụng nước sạch.  

Tận dụng nguồn nước mặt để bảo vệ nước ngầm - Ảnh 5.

Đại diện Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) báo cáo về tình hình cung cấp nước sạch - Ảnh: HỮU KHOA

LÊ PHAN - THẢO NHƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên