Phóng to |
Nước mắt có thể làm suy yếu những hành vi hung dữ, giúp xây dựng và củng cố mối quan hệ cá nhân - Ảnh: photobucket.com |
"Khóc là một hành vi phát triển cao. Phân tích của tôi cho thấy do tầm nhìn bị nhòe mờ, khả năng phòng vệ của cơ thể bị suy yếu và những giọt nước mắt xuất hiện như dấu hiệu cầu cứu - khóc để nhờ sự giúp đỡ. Thậm chí việc chảy nước mắt thể hiện một hay nhiều sự gắn kết tương hỗ” - ông Oren Hasson, một nhà sinh vật học tiến hóa thuộc ĐH Tel Aviv (Israel) trình bày trên tạp chí Evolutionary Psychology ngày 28-8.
Khóc là cảm xúc chỉ có ở con người. Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu cho rằng khóc giúp giải phóng các chất gây căng thẳng ra khỏi cơ thể hoặc chỉ đơn giản làm chúng ta cảm thấy tốt hơn, hoặc để trẻ sơ sinh “thông báo” sức khỏe chúng có vấn đề.
Theo ông Hasson, khóc có thể giúp xây dựng và củng cố mối quan hệ cá nhân. Ví dụ, "bạn có thể tỏ ra mình quy phục một kẻ tấn công, từ đó khơi gợi lòng nhân từ của đối phương, hoặc bạn có thể thu hút sự thông cảm từ những người khác và đạt được sự hỗ trợ mang tính chiến lược của họ".
Ngoài ra, bằng cách chia sẻ nước mắt với những người khác, "nếu bạn có thể nhận được sự tương tác về khả năng bảo vệ của cơ thể bị suy yếu, có nghĩa chúng ta có thể tạo ra một sự cam kết rằng chúng ta đang thật sự là những người bạn chia sẻ cùng cảm xúc", ông Hasson nói.
"Đây là hành vi nghiêm túc của con người. Tất nhiên hiệu quả của hành vi mang tính tiến hóa này luôn phụ thuộc vào những người có thể cảm thông khi bạn khóc, và có thể sẽ không có hiệu quả ở những nơi như nơi làm việc, lúc đó cảm xúc nên được giấu đi" - ông Hasson nói thêm.
Theo nhà tâm lý học về tiến hóa David Buss thuộc ĐH Texas, quan điểm mới của ông Hasson "cung cấp những giả thuyết mang tính hợp lý nhất về chức năng đã tiến hóa của nước mắt và việc khóc. Những người khác thì suy đoán về chức năng có thể có của nước mắt, nhưng khái niệm khóc báo hiệu khả năng phòng vệ cơ thể con người bị suy yếu là rất độc đáo”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận