Bộ trưởng quốc phòng Mỹ trên máy bay trở về đất liền sau chuyến thăm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (đang chạy trên biển) của Mỹ hoạt động ở Biển Đông hôm 5-11 - Ảnh: Reuters |
Tôi muốn khẳng định nguyên tắc của thượng tôn pháp luật với các bên liên quan và cả những nước láng giềng tại các hội nghị của G20, của APEC và thượng đỉnh Đông Á |
Thủ tướng Nhật SHINZO ABE tuyên bố tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông khi có dịp |
Lý giải nguyên nhân, báo Philippines Star dẫn lời Thứ trưởng del Rosario cho biết do Biển Đông là một vấn đề chính trị và không liên can với tất cả các thành viên của APEC (diễn ra từ ngày 17 đến 19-11 tại thủ đô Manila của Philippines)- vốn là một tổ chức của những nền kinh tế chứ không phải các quốc gia.
“Nếu quý vị đề cập về biển thì có vẻ sẽ chỉ đề cập về biển Thái Bình Dương không thôi. Nhóm nước khu vực Mỹ Latin ở ngoài Biển Đông, làm sao quý vị có thể mong chủ tịch APEC 2016 là Peru tham gia bàn luận về vấn đề Biển Đông được?” - ông del Rosario đặt ra câu hỏi mà cũng chính là câu trả lời.
Đại diện Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Lý Bảo Đông hôm qua cũng khẳng định rằng Bắc Kinh chưa nhận được bất kỳ kế hoạch thảo luận về tranh chấp Biển Đông ở chương trình nghị sự APEC 2015 sắp tới.
Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời ông Lý cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ dẫn đầu đoàn Trung Quốc đến dự APEC cùng các đại diện đến từ những nước thành viên như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Canada.
“Mọi người đều biết APEC là diễn đàn thảo luận cơ bản về hợp tác thương mại và tài chính ở châu Á - Thái Bình Dương. Như tôi biết cho đến nay, chưa có kế hoạch nào thảo luận về vấn đề Biển Đông được đưa ra” - ông Lý khẳng định.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vấn đề Biển Đông vẫn “hiện ra to lớn” ngay cả khi không có trong nghị trình của APEC 2015. Đặc biệt trong thời gian gần đây Mỹ không những thể hiện hành động thực (đưa tàu chiến đi tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép tại Biển Đông) mà còn thường xuyên lên tiếng khẳng định quan điểm xuyên suốt của mình về tự do hàng hải và hàng không.
Không những thế, Mỹ cũng có những động thái để kêu gọi các đồng minh trong khu vực như Nhật, Hàn, Úc, Malaysia thể hiện vai trò trong việc đảm bảo cho an ninh, an toàn hàng hải tại khu vực Biển Đông.
Trong khi đó, sau khi tòa án ở The Hague tuyên bố có thẩm quyền thụ lý đơn kiện của Philippines với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, một mặt Bắc Kinh tuyên bố không công nhận, không tham gia phiên tòa quốc tế, mặt khác lại có những động thái nhằm xoa dịu.
Giới chức quốc phòng và ngoại giao Trung Quốc đã có những chuyến thăm Philippines trong những ngày gần đây, một động thái mà truyền thông Philippines cho rằng nhằm “cải thiện mối quan hệ hai nước”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng thừa nhận mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc - Philippines “đang bị bao vây” bởi các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Hôm qua, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm chính thức Philippines, gặp Bộ trưởng ngoại giao Albert del Rosario nhằm thảo luận công tác chuẩn bị cho chuyến đến Philippines của ông Tập Cận Bình, cũng như tìm cách cải thiện mối quan hệ vốn đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Manila.
Hôm qua, trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan tin tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã lên đường thăm chính thức Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, trang web này không cho biết ông Ngô sang thăm hai nước thành viên ASEAN vì mục đích gì. Malaysia gần đây cũng đã tăng cường đưa ra quan điểm về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, dù khá muộn so với những nước khác. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận