26/10/2018 17:02 GMT+7

Tái nhợt, 'chết đứng' khi sợ, vì sao?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Đối mặt với những sự việc bất ngờ hoặc nguy hiểm, có người mặt mày tái nhợt, có người 'chết đứng', vì sao vậy?

Tái nhợt, chết đứng khi sợ, vì sao? - Ảnh 1.

Khi hoảng loạn, thỉnh thoảng bạn thường đứng im như tượng, vì sao? - Ảnh: Cranbourne North Dental

Ở mỗi người, nỗi sợ diễn ra với những mức độ khác nhau.

Vì sao "chết đứng" khi sợ hãi?

Theo tạp chí khoa học Science, thông thường khi rơi vào những tình huống nguy hiểm, nhất là những lúc bất ngờ, con người sẽ cảm thấy cơ thể như không thể cử động, não bộ không còn tỉnh táo suy nghĩ.

Sự "tê liệt" bất thình lình đó khiến con người không kịp trở tay phản ứng lại biến cố để cứu bản thân.

Hiện tượng này dân gian vẫn thường gọi là "chết đứng", trong khi đó giới khoa học lại đặt tên là hiệu ứng nai trước đèn pha - hình ảnh quen bắt gặp trong nhiều bộ phim khi đèn pha chiếu trước mặt sẽ làm nai đứng yên không nhúc nhích.

Nguyên nhân vì sao? Gốc rễ sâu xa của hiện tượng này do con người thừa hưởng bản năng từ thời tiền sử, hay xa hơn nữa là trước khi tiến hóa.

Với những loài không phải thú ăn thịt như nai, hươu, ngựa… khi đối diện với nguy hiểm mà ước chừng không thể chạy trốn, chúng sẽ thu mình tại chỗ không nhúc nhích.

Hành động này để tránh bị các loài thú ăn thịt phát hiện đe dọa đến tính mạng. Vậy là sau hàng trăm triệu năm, con người vẫn còn giữ lại một phần bản năng này.

Lý giải về mặt khoa học, các nhà nghiên cứu cho rằng khi con người sợ hãi, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline hay còn gọi là epinephrin, là một hormone có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất khi bạn sợ hãi hay tức giận.

Hormone này khiến nhịp tim đập nhanh hơn, giúp cơ thể có thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm như chống trả hay chạy trốn.

Ở não, các nhà khoa học tin rằng hạch hạnh nhân - nằm ở giữa và sâu bên trong thùy thái dương, hay vùng chất xám ở não giữa có vai trò đưa ra các quyết định và phản xứng cảm xúc, bao gồm sợ hãi, lo lắng và giận dữ.

Khi nguy hiểm hoặc nỗi sợ đến quá nhanh, các bộ phận giữ vai trò đưa ra phản ứng không kịp đưa ra giải pháp khả thi, do đó con người sẽ hoạt động theo bản năng là đứng yên trước nguy hiểm.

Nhiều trường hợp nguy hiểm qua đã qua đi nhưng cơ thể con người vẫn còn bị "đơ" thêm vài giây đến vài phút, đó là "tác dụng phụ" của phản ứng bản năng trên.

Vì sao mặt tái nhợt khi sợ hãi?

Tái nhợt, chết đứng khi sợ, vì sao? - Ảnh 2.

Khi sợ mặt thường hay tái nhợt - Ảnh: Science ABC

Nếu gặp nguy hiểm do tác nhân cụ thể, cơ thể có xu hướng dồn phần máu ở những phần chưa nguy cấp đến các bộ phận đang chống chọi với hiểm họa.

Chẳng hạn khi bị chó rượt, da mặt của bạn sẽ tái nhợt vì máu đã được chuyển từ mặt - phần chưa nguy cấp, đến các bộ phận như chân hay tay giúp chúng có thêm sức mạnh để chạy trốn thật nhanh hoặc đánh trả thật mạnh.

Với những nỗi sợ với tác nhân chưa rõ ràng, cơ chế cũng gần giống như vậy. Ví dụ trong căn phòng tĩnh lặng nửa đêm và nghe có tiếng nước chảy róc rách, nếu là người hay sợ 'ma', mặt bạn chắc chắn cũng sẽ tái nhợt.

Trang Science ABC cho biết con người có 2 trạng thái, một là trạng thái tĩnh, hai là trạng thái động.

Trạng thái tĩnh thường xuất hiện khi cơ thể ngồi, nằm, khi thực hiện những hoạt động không mệt mỏi như ăn uống, đọc sách.

Trạng thái động là khi cơ thể phải hoạt động thể chất, tiêu hao nhiều năng lượng như nâng tạ hay chạy nhanh.

Ở mỗi trạng thái, cơ chế phân bổ máu trong cơ thể sẽ khác nhau.

Khi thình lình đối mặt nguy hiểm, cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Mặt bạn sẽ tái nhợt, miệng, môi sẽ khô lại, thậm chí nhiều lúc tay chân lạnh đi.

Nguyên nhân do cơ thể cho rằng những bộ phận này sẽ không được sử dụng nhiều trong quá trình đối phó với nỗi sợ.

Trong đó, miệng khô là do phản ứng trước nỗi sợ làm giảm tốc độ tiêu hóa của cơ thể, từ đó làm khô một phần nước miếng trong khoang miệng.

Ngoài ra, hormone adrenaline cũng làm tăng lượng mồ hôi tiết ra, làm giãn đồng tử, làm da tái nhợt và kích thích mùi cơ thể.

Tất cả đều là những phản ứng giúp con người có thể thoát khỏi nguy hiểm.

Vì sao chúng ta có nhiều nhóm máu khác nhau? Vì sao chúng ta có nhiều nhóm máu khác nhau?

TTO - Vì những lý do chưa được khám phá, mỗi nhóm máu có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào cơ thể, kháng thể của người nhận có thể phá hủy tế bào máu.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên