05/11/2023 13:55 GMT+7

Tái hiện Tết Ngô của người Cống ở Lai Châu

HUY HOÀNG
và 1 tác giả khác

Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa" - tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu.

Thầy cúng khấn làm lễ Tết Ngô của người Cống ở Lai Châu - Ảnh: HUY HOÀNG

Thầy cúng khấn làm lễ Tết Ngô của người Cống ở Lai Châu - Ảnh: HUY HOÀNG

Trong khuôn khổ ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ 1, tỉnh Lai Châu đã tổ chức hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn Tết Ngô của đồng bào người Cống xã Nậm Khao, huyện Mường Tè.

Tết Ngô được bà con người Cống ở Lai Châu tổ chức vào tháng 6 Âm lịch hàng năm, khi mùa mưa bắt đầu.

Lễ vật cúng Tết Ngô do dân bản cùng nhau đóng góp, có thịt heo, thịt gà, cơm ngô, bánh ngô, nấm rừng, rau bí luộc và cua.

Người Cống quan niệm, cua là con vật bảo vệ mùa màng. Khi hạt ngô gieo xuống đất, mọc mầm, chim chóc, chuột, sóc đến phá hoại, cua sẽ dùng hai càng đuổi chúng đi.

Theo thầy cúng Chang Văn San, không ai biết Tết Ngô có từ bao giờ và chỉ biết nghi lễ này đã được trao truyền từ đời này sang đời khác. Đây là dịp để người Cống trình báo với tổ tiên về những việc đã làm được trong năm. Cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.

Sau khi nghi lễ kết thúc, gia chủ cảm ơn thầy cúng và được thầy cúng cầu xin tổ tiên, thần linh ban phúc.

Thực hiện xong nghi lễ, già trẻ, gái trai trong bản cùng nhau trình diễn điệu đuổi thú. Họ dang rộng hai tay, nhảy quanh sân hội để đuổi chim chóc, thú rừng, ma quỷ ra khỏi bản làng, nương rẫy, làm tăng hiệu nghiệm của nghi lễ vừa thực hiện...

Bên cạnh giá trị tâm linh, Tết Ngô của người Cống còn mang những nét văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người, thể hiện qua trang phục, ẩm thực, văn nghệ, trò chơi dân gian...

Phục dựng Tết Ngô tại không gian Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I đã mang lại cho du khách sự hứng khởi, trải nghiệm, hòa cùng các điệu múa dân tộc đầy tươi vui.

Tết Ngô vẫn là nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của người Cống - Ảnh: HUY HOÀNG

Tết Ngô vẫn là nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của người Cống - Ảnh: HUY HOÀNG

Thầy cúng cùng những người đàn ông trong bản đan những chiếc phên mắt cáo cắm lên ruộng nương - Ảnh: HUY HOÀNG

Thầy cúng cùng những người đàn ông trong bản đan những chiếc phên mắt cáo cắm lên ruộng nương - Ảnh: HUY HOÀNG

Thầy cúng và người dân trong bản trao nhau giỏ quà là lễ vật cúng với lời cầu chúc sức khỏe, mùa màng bội thu - Ảnh: HUY HOÀNG

Thầy cúng và người dân trong bản trao nhau giỏ quà là lễ vật cúng với lời cầu chúc sức khỏe, mùa màng bội thu - Ảnh: HUY HOÀNG

Phụ nữ Cống trình diễn thể hiện ý nghĩa của việc tắm suối sau phần lễ - Ảnh: HUY HOÀNG

Phụ nữ Cống trình diễn thể hiện ý nghĩa của việc tắm suối sau phần lễ - Ảnh: HUY HOÀNG

Mọi người cùng nối tay thành vòng xòe lớn - Ảnh: HUY HOÀNG

Mọi người cùng nối tay thành vòng xòe lớn - Ảnh: HUY HOÀNG

Dân tộc Cống (hay còn gọi là Xá, Xá Cống) là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của nước ta, đứng thứ 48 trên tổng số 54 dân tộc của cả nước.

Ở Lai Châu có hơn 1.500 người Cống, cư trú ở 6 bản thuộc hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn.

Trong đó có đến 5 bản chỉ có người Cống sinh sống, không xen lẫn cùng các dân tộc khác. Tập quán định cư co cụm này vô tình đã trở thành điều kiện thuận lợi để người Cống bảo tồn được bản sắc văn hóa của mình, điều đó được thể hiện trong các di sản văn hóa như trang phục, kiến trúc nhà ở đến văn học, nghệ thuật dân gian… mà người Cống vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.

Ngày hội văn hóa và Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2023Ngày hội văn hóa và Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2023

Trong ba ngày, từ 3 - 5-11, Lai Châu tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ 1 và Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên