07/09/2013 00:01 GMT+7

Tái hiện không gian cụm di tích lịch sử đền Ngọc Sơn

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Tin dịch vụ - Dự án “tạo ra Hà Nội thứ 2” qua công nghệ mới sẽ tái hiện không gian cụm quần thể di tích lịch sử đền Ngọc Sơn của quá khứ, hiện tại và tương lai khiến nhiều độc giả tò mò.

Với công nghệ mới, người xem có thể cảm nhận một cách sinh động và chân thực không gian về Hà Nội “ảo” qua hình ảnh về đền Ngọc Sơn, phố cổ Hà Nội trải dài từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.Có thể nói công nghệ mới là bước phát triển của công nghệ 3D, được tạo ra bởi sự kết hợp giữa lập trình không gian dựa trên không gian có thật đang tồn tại, các thiết bị trình chiếu và phần mềm 3D.

evdrPyOG.jpg

Nói một cách dễ hiểu, công nghệ mới là “thực tại ảo”, là không gian được lập trình và mô phỏng như thật, với hệ thống công nghệ đặc biệt và các thiết bị trình chiếu. Không gian “thực tại ảo” cho bạn có cảm giác nghe, nhìn, cảm nhận như bước vào một không gian thật. Kỹ thuật mới sẽ cho phép người xem không cần di chuyển, chỉ cần đứng một chỗ để điều khiển, đưa tay thì đi vào không gian, hơi xoay thì cả không gian sẽ xoay theo các hướng mình cần. Đặc biệt, công nghệ mới còn cho phép bạn cảm nhận mùi vị của không gian.

Ở cuộc triển lãm đầu tiên công nghệ mới về đền Ngọc Sơn được tổ chức tháng 3 đầu năm nay, khán giả chỉ cần một vài động tác, toàn bộ không gian cả Đền Ngọc Sơn đã lùi về thế kỷ 19 với những hình ảnh cổ xưa. Trong không gian “thực tại ảo”, khán giả có thể cảm nhận sóng hồ Hoàn Kiếm vỗ, nghe tiếng gió thổi hay tiếng chim bay qua, và chỉ cần ngước mắt nhìn Tháp Bút thì mọi thông tin về lịch sử đều hiện hữu ngay trước mắt.

Các tuyến phố cổ Hà Nội, điển hình là tuyến Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng Đường – Chợ Đồng Xuân cũng đang được thực hiện công nghệ “thực tại ảo”. Thay vì phải đến tận nơi, khán giả có thể đứng tại chỗ tìm hiểu về lịch sử các con phố, khám phá từng góc các ngôi nhà cổ, nhấc lên và xoay chuyển từng món đồ lưu niệm, thậm chí là nếm thử ô mai tại phố Hàng Đường.

Trong thời gian tới, những tuyến phố cổ khác của Hà Nội và các không gian văn hóa như Hoàng thành Thăng Long, cầu Long Biên, chùa Một Cột, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc… cũng sẽ được áp dụng công nghệ “thực tại ảo”. Những dự án này khi hoàn thành, sẽ hỗ trợ cho khách du lịch đến Hà Nội muốn tiết kiệm thời gian, kinh phí và mang lại cho khán giả một cách nhìn khác về Hà Nội xưa.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên