23/04/2013 10:15 GMT+7

Suy giãn tĩnh mạch chân

Tin dịch vụ
Tin dịch vụ

Tin dịch vụ - Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý khá phổ biến thống kê cho thấy ở những người trên 30 tuổi, tỉ lệ bệnh này là 20-25% ở phụ nữ và 10-15% ở nam giới.

Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng... Suy giãn tĩnh mạch chân tuy phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa… Người bệnh chỉ đi khám khi có những biến chứng nặng như loét chân.

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân… Bệnh tiến triển, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân; có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

Về sau, các triệu chứng nặng dần. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo.

gehIuzfb.jpg

Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi. Đây là một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Cách điều trị

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật và tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này.

Đến nay, trong Dược điển tiêu chuẩn Mỹ chưa có thuốc tây y nào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Duy chỉ có thảo dược được nghiên cứu nhiều trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là cao hạt dẻ ngựa (tên khoa học Aesculus hippocastanum). Cao hạt dẻ ngựa được nghiên cứu trên 12.000 bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân. Kết quả cho thấy cao hạt dẻ ngựa có tác dụng giảm đau chân (91%); giảm nặng chân (85%); giảm sưng phù chân (84%); giảm ngứa chân; giảm sưng mắt cá chân và bắp chân. Nghiên cứu cũng cho thấy cao hạt dẻ ngựa cho hiệu quả tương đương với mang vớ ép, hơn nữa người bệnh dễ tuân thủ hơn so với mang vớ ép.

Chuyên gia Michelle Orengo-Mc Farlane, giảng viên Khoa Y học Gia đình và Cộng đồng tại Đại học California, San Francisco, Mỹ, đã tóm tắt nghiên cứu về cao hạt dẻ ngựa trong điều trị giãn tĩnh mạch chân tại website: http://sfghdean.ucsf.edu/barnett/EBM/JClub/0508OrengoHorse.ppt.

Venpoten hiệu quả như thế nào với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Venpoten chứa 2 thành phần thảo dược gồm chiết xuất hạt dẻ ngựa và rutin. Chiết xuất hạt dẻ ngựa có tác dụng như đã nói ở trên , còn Rutin chiết xuất từ hoe hòe có tác dụng làm bền thành mạch hạn chế hiện tượng suy tĩnh mạch khi lớn tuổi. Rutin còn có tác dụng chống viêm và chống kết dính tiểu cầu nên phòng ngựa tạo cục máu đông trong tĩnh mạch. Uống Venpoten 2 viên mỗi ngày, sau 2-6 tuần người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau chân, nặng chân, vọp bẻ, giảm sưng phù, bớt tê ngứa và khó chịu vùng chân. Venpoten có tác dụng và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch rất tốt.

JPpUMna4.jpg

Venpoten có tác dụng như mang vớ ép nhưng lại giúp cho người bệnh tránh những cảm giác khó chịu như: cảm giác bó chặt chân, ngứa vùng da mang vớ, ra mồ hôi chân, hôi chân…

Tư vấn BS: 0906 705 500 - (08) 38208315Website: www.venpoten.com hoặc www.webthaoduoc.com

Nhận miễn phí cuốn tài liệu “Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân”, vui lòng gọi điện thoại đến số: (08) 38208315

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tin dịch vụ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên