26/10/2009 07:45 GMT+7

Sử dụng vũ khí hạt nhân không dễ

Theo T.L. - Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo T.L. - Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Kể từ khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản (6-8 và 9-8-1945) làm hơn 350.000 người chết và bị thương, bóng ma hạt nhân luôn đe dọa sự an bình của loài người.

Sử dụng vũ khí hạt nhân không dễ

Kể từ khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản (6-8 và 9-8-1945) làm hơn 350.000 người chết và bị thương, bóng ma hạt nhân luôn đe dọa sự an bình của loài người.

Việc Ủy ban giải Nobel Hòa bình Na Uy trao giải Nobel Hòa bình 2009 cho Tổng thống Mỹ B. Obama chính vì tầm quan trọng đặc biệt trong quan điểm của ông về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, để có thể sở hữu được vũ khí hạt nhân là không hề dễ dàng!

Năm 1968, Mỹ, Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Anh và Pháp - năm nước được công nhận là cường quốc hạt nhân quyết định ký một hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, có nghĩa vụ không cung cấp nguyên liệu và kỹ thuật hạt nhân cho nước khác. Kể từ đó đến nay, đã có 188 quốc gia tham gia Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó đa số các nước đã phê chuẩn hiệp ước này.

Đồng thời, để giám sát tình hình tuân thủ hiệp ước, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thành lập năm 1957 bắt đầu vào cuộc. Để kiểm tra giám sát hữu hiệu tình hình thực hiện hiệp ước, năm 1997 lại thông qua Nghị định thư bổ sung Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Văn kiện này cho phép IAEA được kiểm tra tình hình thực hiện hiệp ước bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước.

ImageView.aspx?ThumbnailID=370672
Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử tạo ra trên bầu trời Nagasaki

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là một động lực tốt để ngăn chặn hiểm họa hạt nhân, cũng là một phương án hợp lý. Mặc dù vậy, mối nguy hiểm do sử dụng vũ khí hạt nhân trên phạm vi thế giới trong thực tế không vì thế mà mất đi, vì ngoài một số cường quốc hạt nhân được “công nhận”, còn có các nước “không chính thức” và có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Các nước này ra sức phát triển vũ khí hạt nhân, các nước khác cũng cung cấp kỹ thuật hạt nhân cho họ. Chẳng hạn, Iraq vào thời kỳ Saddam Hussein đã tiến một bước trong lĩnh vực hạt nhân với sự giúp đỡ của Pháp. Nhưng vào năm 1981, lò phản ứng hạt nhân mà Iraq đưa vào sử dụng trước đó không lâu đã bị Israel phá hủy.

Nghe nói sau đó Iraq tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng kế hoạch đó của họ bị cuộc chiến do Mỹ phát động ngăn chặn, Iraq phát triển vũ khí hạt nhân trở thành cái cớ để Mỹ phát động cuộc chiến, cho dù Mỹ không đưa ra được chứng cứ về việc Iraq phát triển vũ khí hạt nhân.

Israel cũng là nước có kế hoạch phát triển hạt nhân với sự giúp đỡ của Pháp như vậy. Israel đã bắt đầu xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên từ thập niên 1950. Việc nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân đã một thời che mắt được cả thế giới và đồng minh của họ là Mỹ.

Sự giám sát của Mỹ đối với lò phản ứng hạt nhân của Israel không chặt chẽ, Israel phủ nhận phát triển vũ khí hạt nhân còn theo những nguồn tin không chính thức, người ta đã nghe nói từ lâu rằng Israel đã có mười mấy đầu đạn hạt nhân, và cũng tiến hành thử nghiệm hạt nhân với chính quyền phân biệt chủng tộc Nam Phi.

Israel đến nay vẫn chưa tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, mà chỉ đồng ý cho IAEA giám sát một cách hạn chế cơ sở hạt nhân của nước mình. IAEA coi Israel là một ngoại lệ, vì xét cho cùng quốc gia này đã sớm có vũ khí hạt nhân trước khi IAEA được thành lập và trước khi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ra đời.

Ấn Độ và Pakistan lại là một tình thế khác. Kể từ sau khi Ấn Độ tiến hành nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào tháng 5-1974, hai nước đã vươn lên đứng vào hàng các nước lớn hạt nhân. Để có thể đọ sức với Ấn Độ trong vấn đề Cashmir, Pakistan đã nổ thử một quả “Tên lửa Islam” vào năm 1998, do số lượng vũ khí hạt nhân ở khu vực này không bị giám sát, nên từ nhiều năm nay khu vực này luôn được coi là khu vực tranh chấp nguy hiểm nhất.

Triều Tiên cũng lại là một nước đang phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1985, Bình Nhưỡng đã phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, mặc dù vậy họ vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, và được Pakistan giúp đỡ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc và Mỹ luôn giữ thái độ nghi ngờ đối với Triều Tiên, nên đã giám sát nghiêm ngặt lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân của nước này.

Washington khẳng định Triều Tiên đang ra sức phát triển kỹ thuật hạt nhân nhưng đến nay Triều Tiên đã có được vũ khí hạt nhân hay chưa, vấn đề này vẫn chưa được kiểm chứng. Việc Triều Tiên tự tuyên bố có vũ khí hạt nhân có lẽ chỉ để phòng ngừa Mỹ tiến công. Luận điểm này dường như cũng phù hợp với Iran. Nhưng khác với Pakistan, chính quyền Teheran luôn nhấn mạnh nghiên cứu hạt nhân chỉ sử dụng vào mục đích hòa bình.

ImageView.aspx?ThumbnailID=370673
Tên lửa đạn đạo Scud có mang đầu đạn hạt nhân

Từ năm 2003 đến nay, Iran và đại diện cho EU là Đức, Pháp, Anh đã tổ chức nhiều vòng đàm phán. Ba nước này còn đề xuất hiệp định khung giải quyết cả gói vấn đề hạt nhân của Iran, yêu cầu Iran vĩnh viễn từ bỏ quyền phát triển kỹ thuật hạt nhân, không bao giờ được rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, châu Âu dành cho Iran lợi ích thương mại và giúp Iran xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Iran cho rằng đề nghị này là “không thể chấp nhận được”, sau đó họ đã khôi phục hoạt động chuyển hóa urani. Đến đây, vấn đề hạt nhân Iran đã thể hiện rõ tính đối đầu.

Ngày 24-9-2005, Hội đồng Thường trực IAEA thông qua nghị quyết, lên án Iran không thực hiện nghĩa vụ quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng không xác định khi nào sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Do bất đồng ý kiến, IAEA tỏ ra rất khó đi đến nhất trí về việc chuyển giao vấn đề hạt nhân Iran lên Hội đồng Bảo an, cho đến nay, tuy diễn đi diễn lại, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết hữu hiệu.

Ngoài ra, dường như không ai cho rằng Iran sẽ đi theo con đường của Libi. Sau khi Mỹ quyết định ngăn chặn kế hoạch hạt nhân của Libi, quốc gia Bắc Phi này đã công khai lên tiếng đồng ý từ bỏ, đồng thời giao lại cho Mỹ tất cả nguyên liệu hạt nhân nhập khẩu, để làm cơ sở cải thiện quan hệ với Washington và EU. Chính vì vậy, Tổng thống Pháp Sarkozy thậm chí còn đáp ứng đề nghị của Libi giúp nước này xây dựng lại một lò phản ứng hạt nhân.

Các nước như Ai Cập, Nam Phi, Nhật Bản và Brazil ít nhất đã một thời ấp ủ ý đồ phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó đều đã từ bỏ. Điều này hoàn toàn không có nghĩa chỉ một mối đe dọa nào đó đã đột nhiên dẫn đến ham muốn phát triển vũ khí hạt nhân của một quốc gia. Kỹ thuật hạt nhân rất dễ mua được trên thị trường thế giới.

Theo đánh giá, không chỉ Pakistan mà một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) cũng đang năëm kỹ thuật hạt nhân. Ngoài ra, không chỉ các quốc gia mà các tổ chức khủng bố cũng hào hứng với kỹ thuật hạt nhân. Nhưng cho đến nay, mối lo ngại này vẫn chỉ dừng lại trên lý thuyết mà thôi.

Như vậy, phải chăng hiện nay đã có thể dễ dàng chế tạo được vũ khí hạt nhân? Có phải ai tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân cũng đều là sự thật? Theo phân tích của các chuyên gia, các nước nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân trước hết phải qua được bốn giai đoạn như bốn trở ngại về mặt kỹ thuật: nhiên liệu hạt nhân, thiết bị gây nổ, thử nghiệm hạt nhân, kỹ thuật ném bom, phóng đạn hạt nhân.

Trở ngại thứ nhất: nhiên liệu hạt nhân

Những nước muốn nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân đều phải quan tâm đến phế liệu lò phản ứng hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân. Nhật Bản là nước điển hình nhất về việc giỏi xác định sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình là nhiệm vụ đặc biệt nhằm hoàn thiện và phát triển kỹ thuật hạt nhân.

Theo các nguồn tin, lúc đầu họ lấy danh nghĩa về nhu cầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân, ra sức thu mua phế liệu hạt nhân với khối lượng lớn, lên tới hơn 40 tấn từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, sau đó xử lý phế liệu hạt nhân và thu hồi plutoni. Họ từng phao tin trong vài tuần có thể sản xuất vũ khí hạt nhân.

Để có an toàn tuyệt đối, cộng đồng quốc tế đã coi việc phòng ngừa phát tán hạt nhân là một phương hướng để cải tiến lò phản ứng hạt nhân, nghiêm cấm phổ biến ba kỹ thuật nhạy cảm, đó là kỹ thuật chia tách đồng vị urani (còn gọi là kỹ thuật làm giàu urani), kỹ thuật xử lý ngay sau khi thiếu nhiên liệu (kỹ thuật lấy plutoni 239 từ phế liệu hạt nhân) và kỹ thuật sản xuất nước nặng (nguyên liệu có thể dùng sản xuất bom khinh khí - deuteri và triti).

Trở ngại thứ hai: thiết bị gây nổ

Muốn chế tạo được một quả bom nguyên tử không chỉ cần có nguyên liệu dùng để tách nhiên liệu, mà còn phải có thiết bị kích nổ và một loại kỹ thuật có thể làm cho phần lớn nhiên liệu xảy ra phản ứng phân chia hạt nhân trước khi bom nổ (nếu không sẽ bị thất bại). Vấn đề kỹ thuật khó nhất liên quan đến thiết bị gây nổ là phối hợp các loại thuốc nổ một cách hợp lý.

Khi phát nổ, trong thời gian 1 phần triệu giây phải đồng thời gây nổ cho hai loại thuốc nổ thông thường cháy nhanh và cháy chậm, có thế mới thực hiện được vụ nổ hạt nhân thực sự. Nếu sai số định giờ vượt quá yêu cầu nói trên, hoặc tỷ lệ phối hợp hai loại thuốc nổ không đúng, sẽ làm giảm hiệu quả sức nén do thuốc nổ thông thường tạo ra khiến cho khả năng phá hủy của vụ nổ hạt nhân giảm đi một nửa, thậm chí không tạo ra được hiện tượng nổ hạt nhân. Một số quốc gia bí mật nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử đã phải bất lực trước cửa ải này.

Trở ngại thứ ba: thử nghiệm hạt nhân

Sau khi Hội nghị toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 50 thông qua Hiệp ước cấm thử toàn diện vũ khí hạt nhân với số phiếu áp đảo vào ngày 10/9/1996, việc sử dụng máy vi tính mô phỏng, thay thế phương pháp nổ thử hạt nhân truyền thống mà vẫn đạt hiệu quả tương tự, đã liên tục được giới thiệu.

Tuy nhiên, đối với những nước nôn nóng muốn chế tạo vũ khí hạt nhân thì phương pháp đưa các tham số vào máy vi tính siêu cấp trên cơ sở đã có các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân, mô phỏng quá trình vật lý nổ hạt nhân và hiệu ứng nổ hạt nhân bằng vụ nổ hóa học, phòng thí nghiệm, máy vi tính, chắc chắn sẽ là mục tiêu khó vươn tới hơn so với việc chế tạo một quả bom nguyên tử.

Từ ngày 16-7-1945, Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm hạt nhân đến khi Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân được thông qua vào tháng 9-1996, toàn thế giới đã diễn ra tổng cộng 2.047 lần thử hạt nhân, trong đó Mỹ thử 715 lần, Liên Xô (trước đây) thử 715 lần, Pháp 210 lần, Anh 45 lần, Trung Quốc 45 lần, ấn Độ thử một lần vào năm 1974. Có thể thấy thật khó tưởng tượng nếu quá trình hoàn thành thực sự thiết kế vật lý vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh mà không có sự trợ giúp của kho dữ liệu thí nghiệm to lớn và phong phú.

Trở ngại thứ tư: kỹ thuật ném bom, phóng đạn hạt nhân

Vũ khí hạt nhân đích thực do ba bộ phận tạo thành, gồm đầu đạn hạt nhân, phương tiện vận chuyển và hệ thống chỉ huy điều hành. Có vũ khí hạt nhân sẽ phải có biện pháp bắn - thả tương ứng. Sau khi nổ hạt nhân thành công, vấn đề chế tạo một vũ khí hạt nhân với cỡ kích nhỏ sau đó vẫn là một trở ngại chưa thể vượt qua. Việc thử nghiệm chuyển vận vũ khí hạt nhân cũng buộc không thể thiếu được như vậy.

Nói chung, bom nguyên tử chiến lược chủ yếu được lắp ở tên lửa; phương tiện phóng gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược với những cự ly khác nhau. Nhưng, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, nếu chỉ nhờ vào phương pháp chuyển vận hạn chế của mình, thì những nước yếu liệu còn được mấy cơ hội phóng đạn, ném bom nguyên tử xuống đầu đối phương, đó thực sự là một câu hỏi lớn.

Theo T.L. - Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Theo T.L. - Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên