12/06/2012 21:22 GMT+7

Sau lượt đấu thứ nhất: Kiệt sức, rệu rã và thất vọng

SĨ HUYÊN lược ghi
SĨ HUYÊN lược ghi

TTO - Ít có trận đấu sôi động, nhiều sự tính toán từ các ông thầy. Học trò thì sức cùng lực kiệt sau mùa giải vô địch quốc gia đầy căng thẳng.

TTO - Ít có trận đấu sôi động, nhiều sự tính toán từ các ông thầy. Học trò thì sức cùng lực kiệt sau mùa giải vô địch quốc gia đầy căng thẳng.

Đó là cảm nhận chung của một số chuyên gia bóng đá và cựu tuyển thủ bóng đá Việt Nam khi được mời nhận định bàn tròn cùng Tuổi Trẻ Online.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương cho rằng thật khó đòi hỏi các đội bóng phải đá đẹp, đá cống hiến trong một giải đấu nhiều sự toan tính cho chiến lực đường dài. Vô địcu UERO, đó là mục tiêu mà các đội đều nhắm đến, do vậy họ buộc phải áp dụng lối chơi thực dụng- không ghi bàn thắng được vào lưới đối phương thì không được sơ hở để người ta “bắn” thủng lưới của mình!

Chẳng hạn như đội Anh, một đội bóng có truyền thống chơi tấn công và gần như chẳng biết phòng thủ là gì, vậy mà trong trận đầu với Pháp, họ lại chọn lối đá phòng ngự với số đông. Có lẽ cũng cần thông cảm cho HLV Roy Hogdson khi mà thời gian cầm quân quá ngắn và mệnh lệnh được LĐBĐ Anh đặt ra là không được phép thua Pháp ở ngày mở đầu bảng D.

Với mệnh lệnh như vậy thì dù có bị chỉ trích, nhưng một điểm trước những chú gà trống Pháp đâu phải là quá kém khi mà đội hình của Anh thủng dưới, thiếu trên và hàng tiền vệ thì sức mẻ nghiêm trọng.

Cựu tuyển thủ Minh Phương đồng tình với nhận xét nêu trên khi chỉ ra rằng đương kim vô địch Tây Ban Nha có lẽ là đội gây thất vọng nhiều nhất sau lượt đá đầu tiên của bốn bảng. Họ vẫn còn đó lối đá kỹ thuật đầy quyền rũ, bật tường bóng sệt một chạm gắn bó cùng nhau, nhưng tính hiệu quả không cao khi chẳng thấy bóng dáng chàng tay săn bàn nào trên hàng tấn công! Nói cách khác thì đội bóng xứ bò tót đang chơi với chiến thuật 4- 6, tức bốn hậu vệ cùng sáu tiền vệ! Một chiến thuật không đáng có với tư cách của nhà đương kim vô địch châu Âu lẫn thế giới.

Cựu tuyển thủ Thạch Bảo Khanh nói thẳng rằng anh khá thất vọng với màn trình diễn nghèo nàn của 16 anh tài sau lượt đá đầu tiên của các bảng. Bảo Khanh cho rằng sự thực dụng đã làm thui chột sức mạnh và sự quyến rũ về lối đá hào hoa của Tây Ban Nha khi HLV Del Bosque xếp đến hai tiền vệ phòng ngự là Alonso - Busquets trong khi Ý chỉ chơi tấn công với một mũi nhọn. Có lẽ, sự thận trọng của lượt đá đầu tiên khiến cho nhiều HLV chưa dám mạo hiểm chăng?

Hà Lan có màn ra mắt khá tệ hại khi nhiều tuyển thủ lừng danh lại chơi bóng quá đỗi nghiệp dự. Van Pesie và Robben yếu ớt đến tệ hại và bỏ lỡ quá nhiều tình huống ngon ăn. Trong đó, Robben xứng đáng hứng chịu sự phê phá nhiều nhất khi chơi quá ích kỹ, sút vô tội vạ trong khi lẽ ra cần chuyền bóng cho đồng đội đang ở thế thuận lợi hơn. Đá như vậy, Hà Lan thua Đan Mạch thì nào có gì gọi là sốc. Minh Phương kết luận như thế.

Nhưng nào phải đội nào cũng thực dụng và ra mắt kém cỏi đâu. Chuyên gia Đoàn Minh Xương lên tiếng. Ông chỉ ra rằng Đức đã nhập cuộc không chê vào đâu được và xứng đáng với ba điểm trước Bồ Đào Nha. Ý trình diễn lối chơi mềm mại, biết cương biết nhu và không hề thấy bóng dáng của kiểu đá phòng ngự bê tông như họ từng bị gán ghép từ nhiều năm nay.

Thạch Bảo Khanh bổ sung thêm rằng: “Ukraine biết tận dụng rất tốt lợi thế sân nhà, HLV Oleg Blokhin có chiến thuật hợp lý bằng cách phòng thủ kiên cường trước lúc tăng tốc thật nhanh bằng cú đánh thẳng vào trung lộ bằng bóng sệt làm lúng túng hàng thủ cao lêu nghêu của Thụy Điển. Sắp đến tuồi 36 nhưng Shevchenko vẫn còn lợi hại, tung tăng nhảy múa với cường độ vận động cao suốt 2/3 thời gian của trận đấu thật đáng để ngã mũ thán phục…”.

Vừa trải qua một mùa thi đấu dài dằng dặc, căng thẳng trên nhiều đấu trường khác nhau, chưa kịp nghỉ ngôi hồi phục thì phải khăn gói đi tập trung, huấn luyện chuẩn bị co EURO. Đến một cổ máy còn hỏng hóc vì vận hành liên tục, huống hồ chi là cầu thủ.

Bên cạnh đó, lịch thi đấu vô tình đưa các đại gia, các nhà cựu vô địhc châu Âu sớm gặp nhau ở lượt trận đầu tiên trong từng bảng (Đức - Bồ Đào Nha, Hà Lan - Đan Mạch (bảng B) Tây Ban Nha - Ý (bảng C), Pháp - Anh (bảng D)…) khiến cho các chiến lược gia phải tính toán từng bước đi sao cho có lợi nhất.

Toan tính như thế khiến người xem đá bóng thiệt thòi. Và nếu người xem là một HLV đang cầm quân tại EURO 2012, có lẽ cũng phải làm việc chẳng đặng đừng như thế. Chuyên gia Đoàn Minh Xương kết luận và cho rằng sự thất vọng sẽ được xua tan khi lượt đá thứ nhì vòng bảng diễn ra trong tuần này.

Tôi kỳ vọng EURO lần này sẽ được xem sự tỏa sáng của các tên tuổi từng để lại dấu ấn nhiều năm qua như Cristiano Ronaldo (ghi 46 bàn thắng giải vô địch Tây Ban Nha), Huntelaar (Vua phá lưới Bundesliga), Van Persie (Vua phá lưới  kiêm cầu thủ xuất sắc nhất giải ngoại hạng Anh), Robben, Ribery, Pirlo, Sneijder, Oezil, Gerard, Nani… sải bước với đôi chân nặng như đeo chì.

Những gì hay nhất, tốt nhất, đẹp nhất đã được nhiều cầu thủ gởi trọn ở giải nhà nghề mùa rồi, thế thì còn gì gội là tinh túy, bùng nỗ nhất khi chơi cho đội tuyển quốc gia tại EURO 2012?. Thạch Bảo Khanh buồn bả than thở như vậy.

Khép lại cuộc trò chuyện bàn tròn, cựu tuyển thủ Minh Phương an ủi rằng: “Từng khoác áo đội tuyển quốc gia, chúng ta thừa hiểu rằng mở màn cuộc chơi bao giờ cũng khó khăn, thậm chí là bại trận. Việt Nam từng thua Thái Lan 0-2 ở vòng bảng AFF Suzuki Cup 2008 rồi thắng lại họ ở chung kết và đăng quang ngôi vô địch là minh chứng rõ nét. Xa hơn một chút là CHLB Đức thua CHDC Đức 0-1 trận mở màn, sau đó vô địch World Cup 1974.

Tôi tin rằng EURO 2012 sẽ bùng nỗ từ vòng đấu thứ nhì. Sự rệu rã, thất vọng chắc chắn sẽ qua đi để nhường chỗ cho lối đá cống hiến, đẹp mắt, đong đầy bàn thắng chứ nếu không thì EURO bốn năm tới (có đến 24 đội) sẽ biến thành cuộc trình diễn của những gánh hát rong mất thôi…”.

SĨ HUYÊN lược ghi

SĨ HUYÊN lược ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Euro 2012