25/11/2019 14:40 GMT+7

Sắp xếp nông, lâm trường: hạn chót năm 2020

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Theo chỉ đạo của Thủ tướng, hạn chót sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp - những đơn vị đang quản lý khoảng 1,86 triệu ha đất nông, lâm trường là năm 2020.

Sắp xếp nông, lâm trường: hạn chót năm 2020 - Ảnh 1.

Người dân đang canh tác cây ăn trái, lúa tại Nông trường Sông Hậu trong lúc chờ tái cơ cấu toàn diện nông trường này (ảnh chụp chiều 24-11) - Ảnh: CHÍ QUỐC

Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho thấy cả nước vẫn còn gần 260 công ty nông, lâm nghiệp, quản lý gần 1,86 triệu ha, chiếm 10% đất nông nghiệp và tương đương với một nửa diện tích trồng lúa cả nước.

Thời gian qua, việc sắp xếp nông, lâm trường theo phương án được Thủ tướng phê duyệt còn chậm. Cả nước có khoảng 2,2 triệu ha đất nông, lâm trường chưa thực hiện sắp xếp lại.

Điều đáng ghi nhận là sau sắp xếp, kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty nông, lâm nghiệp cơ bản đều tăng, nhất là mô hình cổ phần hóa. Như Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam sau 4 năm cổ phần hóa, vốn chủ sở hữu tăng từ 2.300 tỉ đồng lên 4.400 tỉ đồng, lợi nhuận tăng 640 tỉ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam sau cổ phần hóa, vốn chủ sở hữu răng từ 18.900 tỉ đồng lên 21.800 tỉ đồng, lợi nhuận tăng 374 tỉ đồng.

Tại Đồng Nai, Công ty VinEco đã góp 310 tỉ đồng, tương đương 77,5% vốn điều lệ Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, sau góp vốn doanh thu của tổng công ty tăng khoảng 26,1 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 17,1 tỉ đồng.

* Ông Mai Văn Phấn (phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên - môi trường):

Cần có biện pháp kiểm soát phù hợp

Ủng hộ xu hướng khuyến khích tư nhân hợp tác kinh doanh với các nông, lâm trường nhưng cần có biện pháp kiểm soát phù hợp. Bởi giá thuê đất nông, lâm trường rất thấp, khi đưa vào góp vốn có tỉ lệ sở hữu thấp.

Trong trường hợp sau một vài năm góp vốn, nhà đầu tư tư nhân tăng vốn công ty 2 thành viên lên thì tỉ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước sẽ rất thấp.

Chẳng hạn, ban đầu giá trị quỹ đất chiếm 50% cổ phần, nhưng nếu nhà đầu tư tư nhân tăng lượng vốn công ty lên 10 lần thì giá trị đất đai chỉ còn 5% và hầu như Nhà nước không còn gì.

B.N ghi

Nông trường Sông Hậu sẽ được giải cứu như thế nào? Nông trường Sông Hậu sẽ được giải cứu như thế nào?

TTO - Thành phố Cần Thơ đang chạy nước rút hoàn tất việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Nông trường Sông Hậu (NTSH) sang công ty TNHH hai thành viên. Đây được xem là phương án tối ưu 'giải cứu' nông trường một thời lừng danh này thoát đổ vỡ.

BẢO NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên