20/12/2009 06:11 GMT+7

Sa mạc Lebanon - đại dương không nước

NAM VINH (Theo Florian Harms, Spiegel)
NAM VINH (Theo Florian Harms, Spiegel)

TTO - Miền nam Lebanon là vùng đất khô cằn nhất thế giới. Những cồn cát uốn lượn mềm mại, những cánh đồng sỏi đá bất tận cũng như những hồ nước huyền bí tạo nên bộ mặt của sa mạc Sahara ở đây.

EQkXx7Sx.jpgPhóng to
Sa mạc Lebanon với những cồn cát tuyệt đẹp là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới

"Người mẹ của mọi con nước” nằm ngay trong lòng của vùng đất khô cằn bất tận. Ánh vàng buổi chiều tối tạo cho hồ Umm al-Maa một không gian kỳ bí, một cơn gió thoảng qua làm xao động những bụi lau sậy xanh ngát bên bờ hồ. Những buồng chà là đỏ ối trên thân cây, nhưng xung quanh sự màu mỡ đó là những cồn cát bất tận, nơi sự sống tưởng như không thể tồn tại được. Ai không tận mắt nhìn thấy điều này thì không thể hiểu được điều kỳ diệu ấy.

Nhưng làm thế nào để người ta có thể hiểu được?

hDHAqGpI.jpgPhóng to
Cát mênh mông ngút ngàn con mắt - Idhaan Ubaari nằm ở phía tây nam của Lebanon, nơi người Tuareg gọi là "biển không nước"

Điều này chỉ có thể làm được bằng cách tự trải nghiệm mà thôi: tức là người ta phải lái xe jeep hàng tiếng đồng hồ trên biển cát, leo lên tụt xuống những cồn cát, đẩy xe giữa xa mạc trong cái nắng nóng trên 40°C lúc bị lún sâu trong lòng cát mịn nóng như rang và thở phào nhẹ nhõm khi mặt trời xế bóng làm cho cát lại nguội đi và "đóng lại“ như người Tuareg nói. Để rồi cuối cùng chiếc xe rồ ga và cũng leo lên một cồn cát rất cao.

Và điều kỳ diệu đã hiện ra trước mắt như một tấm gương phản chiếu vườn thượng uyển - một lòng hồ nước xanh ngăn ngắt với những hàng cọ xung quanh. Đi tắm biển cũng không thể thích thú hơn được việc nhảy xuống bơi trong lòng hồ giữa sa mạc này.

Những hồ Mandara trong biển cát Idhaan Ubaari là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất của Lebanon. NgườI ta vẫn chưa chắc chắn là tại đây có tất cả bao nhiêu hồ, 10 hay 15? Một vài hồ nhỏ thường cạn kiệt nước trong một thời gian nhất định, nhưng như có bàn tay thần bí nào đó nó lại được phủ đầy nước. Điều này có lẽ phụ thuộc bề mặt của nguồn nước ngầm ở đây. Nhưng người ta vẫn chưa thể lý giải cặn kẽ hiện tượng này, cũng giống như câu hỏi tại sao những hồ nước này vẫn chưa bị cát phủ kín.

Có lẽ chúng là phần còn lại của một biển nước khổng lồ mà cách đây 400.000 năm và một lần nữa cách đây 200.000 năm đã bao phủ cả vùng Sahara. Một lý thuyết cho rằng cát vẫn thường bay và rơi xuống lòng hồ nhưng những lỗ hổng ở dưới lòng hồ vẫn thường xuyên bị sụt xuống, do đó mà chúng vẫn còn tồn tại.

0AvlOcMk.jpgPhóng to
Kỳ bí của tự nhiên: giữa những cồn cát vẫn tồn tại hồ Mandara, nơi người ta có thể tắm và bơi lội được. Nước hồ có được từ nguồn nước ngầm ở đây. Nhưng vì sao chúng chưa bị cát vùi lấp vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải thích thỏa đáng.
uk4i9pne.jpgPhóng to
Trước đây khoảng 15.000 năm trên sườn núi Akakus là cả một hệ thống hồ nước ngọt rất lớn.

Abdul Ibrahim làm nghề buôn bạc sống một mình bên hồ Qabruun có cách lý giải khác: "Cát cũng biết kính trọng mộ của thánh Uun", anh nói. Người đàn ông này vẫn bán đồ trang sức bằng bạc cho du khách cũng như thanh niên Lebanon tới đây khi họ muốn thưởng thức một đêm dưới bầu trời đầy sao.

Hồ Qabruun là hồ lớn nhất trong tất cả các hồ ở sa mạc Lebanon, nó được phát hiện bởi thánh Uun và mộ của ông nằm trên một cồn cát cao 80m ngay bên bờ hồ này.

5vBrM2z3.jpgPhóng to
Những dấu ấn từ xa xưa: trên núi Akakus vẫn còn hàng loạt bức tranh của người nguyên thủy. Những bức tranh lâu đời nhất có tuổi đời đến cả 7.000 năm

Như một chuyến vòng quanh thế giới

Sau hai ngày đường và 400km về hướng tây nam, người gọi cầu kinh tên Abdarrahman Babar bước ra khỏi nhà của anh ngay bên cạnh nhà thờ Hồi giáo của ốc đảo Ghat, đúng vào giờ cầu nguyện buổi chiều. Gia đình người đàn ông 43 tuổi này đã có truyền thống làm công việc gọi cầu kinh từ 600 năm nay.

Abdarrahman đã làm việc này từ 15 năm nay, kế thừa công việc của ông nội anh. Anh còn có một ngôi nhà ở khu phố mới nhưng hằng ngày anh vẫn vào phố cổ để thực hiện công việc này. Anh rất thích nhớ lại quá khứ: "Ngày xưa ngay phía trước nhà thờ Hồi giáo là quảng trường tòa án. Ngày ấy tại đây những người già đã ngồi ở đây và đưa ra những ý kiến và phán quyết của họ".

Ngày nay người ta ngồi trong những căn nhà hiện đại có nước máy và vô tuyến kỹ thuật số. Cuộc sống truyền thống trong khu phố cổ đã thuộc về dĩ vãng. "Ngày nay chúng tôi có điều kiện sống khá hơn nhưng để đến các thành phố lớn khác thì vẫn còn quá xa - Abdarrahman nói - Nếu ai mắc bệnh cần bác sĩ chuyên khoa thì phải đi cả nửa vòng trái đất".

Sáu con trai cũng như ba cô con gái của anh đã rời thành phố này từ lâu. Nhưng Abdarrahman thì không làm thế được bởi lẽ gia đình anh còn có trách nhiệm với nhà thờ. Và một lúc nào đấy một trong những người con trai hay cháu nội của anh cũng phải thay anh làm công việc gọi cầu kinh này.

Trái đất như một chiếc đĩa

Sau đó ba ngày và 600km cách Ghat về phía đông, tại đây không có màu nào khác ngoài màu vàng đậm. Bên trái, bên phải, phía trước đằng sau - Trái đất là một mặt phẳng màu vàng nhẵn như gương được tạo nên từ cát mịn như bột. Ít ra là người ta cảm thấy như thế. Bởi lẽ nơi đây không thấy bóng dáng một cái cây hay hòn đá nào nên người ta dễ dàng mất phương hướng trong ánh nắng chói chang.

Một cảm giác rờn rợn. Nếu đi ôtô thì người ta không còn cảm giác đang lên dốc hay xuống dốc hay đang đi trên đường phẳng. Một số du khách chính vì thế đã lái ôtô đến chính cái chết của mình.

7Kwqyj5x.jpgPhóng to
Lạc đà ở dưới thung lũng của núi Acacus
H3Dnr2dH.jpgPhóng to
Khi mặt trời đứng bóng là lúc người ta không còn phân biệt được "hình dạng“ của sa mạc
RGR9xuxf.jpgPhóng to
Những cánh đồng sỏi đá bất tận

Buổi chiều muộn khi mặt trời xuống thấp, cồn cát nhuốm màu vàng da cam tạo nên những bóng râm dài đến 30m. Không một ngọn gió, sự tĩnh lặng bao trùm lên cồn cát. Khi mà trên bầu trời xuất hiện những đợt mưa sao như đang bắn pháo hoa là lúc người ta chỉ nghe thấy một thứ tiếng động duy nhất - tiếng máu chảy văng vẳng bên tai mình.

Sa mạc là thế!

Nó có thể mang nhiều hình thù khác nhau, những hình thù đẹp nhất có thể tìm thấy ở Sahara, sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 9 triệu km². Nó đã trở thành sa mạc hoàn toàn từ cách đây khoảng 5.500 năm và chiếm phần lớn diện tích của Bắc Phi: kéo dài 6.000 km từ Đại Tây Dương đến Biển Đỏ, 2.000 km từ Địa Trung Hải đến Sahel. Khu vực khô cằn nhất của Sahara được mang tên sa mạc Lebanon.

Không một bóng người

Cả Tây Âu có thể nằm trọn trong sa mạc Lebanon, nó bao gồm phần phía tây Ai Cập và tây nam của Sudan - đây là vùng đất ít mưa nhất trên khắp trái đất. Hàng chục năm trời không có một hạt mưa, độ ẩm trong không khí chỉ vài phần trăm. Mùa hè nhiệt độ ban ngày có thể lên tới 55°C, nhưng ban đêm nhiệt độ hạ xuống khá thấp, bởi vì bầu trời phía trên Sahara không có tí mây nào để giữ nhiệt cho đất cả.

Nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có thể chênh nhau đến 50°C, do vậy đất đá cứ dần dần bị nứt nẻ. Qua thời gian cát sẽ được hình thành và gió đưa chúng bay đi và đọng lại tại một số vùng nhất định tạo thành những biển cát muôn hình vạn trạng.

Nhưng những biển cát ấy - mà người Lebanon gọi chúng là "Idhaan" hay "Bahr bilaa Maa", có nghĩa là "đại dương không có nước“, chỉ chiếm có 20% diện tích của Sahara, nhiều hơn cả cát là những vách núi hay những biển sỏi đá basalt và nham thạch. Người ta bập bềnh hàng tiếng đồng hồ trên những chiếc xe dã chiến trên sỏi đá đen sì nhưng thật ra mới chỉ đi được có vài cây số.

Buổi tối ai ai cũng cảm nhận được từng khúc xương của mình. Phần lớn trên Sahara là những cánh đồng sỏi đá dăm bất tận, nơi người ta chỉ có còn biết thẳng đường mà tiến, nơi mà chả gặp bất cứ bóng dáng một ai khác trên suốt chặng đường.

J1wpYhDH.jpgPhóng to
Lửa trại để sưởi ấm - ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp

Nơi hôm nay chỉ là sa mạc cằn cỗi không phải lúc nào cũng như thế. Vùng đất Sahara cằn cỗi ngày nay một thuở đã nhiều lần ngập chìm trong nước. Hiện tại người ta vẫn tìm được vỏ sò vỏ ốc đã hóa đá ở đây và dưới lòng sa mạc này vẫn còn một lượng nước khá lớn.

Trong quá trình đi tìm dầu mỏ, các công ty dầu lửa đã khoan và tìm được một lượng nước khổng lồ dưới những hồ nằm sâu dưới lòng đất - chúng được hình thành trong kỷ băng hà cách đây khoảng 20.000 - 30.000 năm.

Đó là nguồn tài nguyên quý giá nhất của Lebanon, còn quý giá hơn cả dầu lửa và khí đốt. Bởi lẽ tại đất nước khô cằn nhất của vùng Maghreb chỉ có 4% diện tích là có thể sử dụng được cho nông nghiệp. Mỗi năm nước này phải nhập khẩu một phần lớn lượng lương thực thực phẩm như lúa mì, rau cỏ, hoa quả cho số dân ngày càng đông hơn.

Hh6TI1u7.jpgPhóng to
Hòn ngọc của Sahara: Ốc đảo Ghadamesi tại ngay biên giới ba nước Lebanon, Tunesia và Algeria một thuở là thành phố lớn bên rìa sa mạc. Ngày nay khu phố cổ của nó hầu như không còn mấy ai sinh sống

Trong cuộc chiến chống lại sự thiếu nước, Chủ tịch Gaddafi dự định tạo nên một "dòng sông nhân tạo". Nước từ dưới lòng sa mạc sẽ được bơm lên và đưa đến vùng bờ biển nơi tập trung 90% dân số của Lebanon đang sống.

Phần đầu tiên của dự án 25 tỉ USD này đã được đưa vào sử dụng mặc dù cũng gặp khá nhiều biến cố. Nhưng lượng nước ấy còn sử dụng được bao lâu nữa thì chưa ai có thể dự đoán được. Ngoài ra các nhà địa chất còn lo ngại rằng những điều kỳ diệu của thiên nhiên như các hồ Mandara có thể sẽ mất đi vĩnh viễn.

Và như vậy bộ mặt của Sahara lúc đó sẽ hoàn toàn thay đổi!

NAM VINH (Theo Florian Harms, Spiegel)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên