14/04/2010 22:10 GMT+7

Rừng ngập mặn toàn cầu lâm nguy

THIÊN NHIÊN (Theo iucnredlist.org, news.mongabay)
THIÊN NHIÊN (Theo iucnredlist.org, news.mongabay)

TTO - “11 trong số 70 loài thực vật ngập mặn (16%) trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng do sự phát triển ven biển, khai thác gỗ, nông nghiệp và biến đổi khí hậu” - một đánh giá toàn cầu đầu tiên về tình trạng bảo tồn rừng ngập mặn của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế vừa cho biết.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học PloS ONE, được chương trình Đánh giá các loài sinh vật biển toàn cầu - hợp tác giữa Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế và Tổ chức Bảo tồn quốc tế - cùng các chuyên gia hàng đầu thế giới về rừng ngập mặn thực hiện.

Rừng ngập mặn được xem là lá chắn hiệu quả cho cộng đồng ven biển trước những thiệt hại do sóng thần, xói lở và bão gây nên. Đây là một trong những môi trường sống nhiệt đới quan trọng khi cung cấp nơi trú ngụ cho nhiều loài động vật - nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ kế sinh nhai của con người.

vIFzRBV8.jpgPhóng to
Sự sống phong phú dưới nước ở rừng đước Raja Ampat, Indonesia - Ảnh: Sterling Zumbrunn

“Việc đánh mất những tiềm năng trên là do con người khai thác và phá hủy rừng ngập mặn ngày càng lan rộng” - nhà nghiên cứu Beth Polidoro tham gia chương trình Đánh giá các loài sinh vật biển toàn cầu, công tác tại Đại học Old Dominion ở Norfolk, bang Virginia, Hoa Kỳ, nói.

Các nhà khoa học cho biết hiện có hai loài thực vật ngập mặn cần được sự bảo vệ cấp thiết là bần Sonneratia griffithii và vẹt Bruguiera hainesii vì có nguy cơ tuyệt chủng cao, đang được xếp ở mức "cực kỳ nguy cấp" trong sách Đỏ.

Loài bần Sonneratia griffithii được tìm thấy tại Ấn Độ và Đông Nam Á, nơi có đến 80% diện tích rừng ngập mặn bị mất trong 60 năm qua. Còn vẹt Bruguiera hainesii là loài hiếm, chỉ phát triển tại vài địa điểm ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Singapore và Papua New Guinea, ước tính hiện còn chưa đầy 250 cây trưởng thành.

ILSYsMwd.jpgPhóng to
Chú ba khía tại rừng ngập mặn gần Santa Marta, Columbia - Ảnh: Robin Moore

“Rừng ngập mặn biến mất sẽ gây thiệt hại cho môi trường và nền kinh tế quốc gia - ông Greg Stone, phó chủ tịch chương trình GMSA, phân tích - Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ là thành phần quan trọng trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu mà còn bảo vệ tính mạng con người sống vùng ven biển khi đương đầu với sự nổi giận của bà mẹ thiên nhiên, cả vấn đề cung cấp thực phẩm và nguồn thu nhập cho con người nữa!”.

THIÊN NHIÊN (Theo iucnredlist.org, news.mongabay)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên