31/12/2019 10:19 GMT+7

Rũ bỏ cái cũ

ĐỖ THIÊN ANH TUẤN (ĐH Fulbright Việt Nam) - NHƯ BÌNH ghi
ĐỖ THIÊN ANH TUẤN (ĐH Fulbright Việt Nam) - NHƯ BÌNH ghi

TTO - Năm 2019 khép lại thật đáng nhớ khi Việt Nam giành được nhiều thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.

Nhưng điều đặc biệt hơn, những kết quả này đã thay đổi nhận thức quen thuộc, phá bỏ các quan niệm cũ hay những nghịch lý trước đây, biến những điều được xem là không thể thành điều có thể.

Thứ nhất, chúng ta chứng minh suy nghĩ quy mô kinh tế càng lớn sẽ không thể tăng trưởng nhanh là không đúng, thậm chí là bất khả thi. Những con số sau đã chứng minh. Năm 2016 chúng ta tăng trưởng 6,21% nhưng năm 2019 con số này là 7,02%. 

Nếu tính 6,21% trên 193 tỉ USD, tương đương mức tăng thêm 12 tỉ USD, trong khi 7,02% tính trên 245 tỉ USD đưa quy mô nền kinh tế năm 2019 đạt hơn 262 tỉ USD. Như vậy, quy mô càng lớn, tăng trưởng càng khó nhưng không phải là không thể đạt được và chúng ta đã thực hiện được.

Thứ hai, suy nghĩ phải chấp nhận đánh đổi giữa tăng trưởng nhanh với ổn định vĩ mô cũng hoàn toàn không đúng. Khó khăn của những năm 2007 - 2011, khi đó tăng trưởng cao nhưng lạm phát cũng cao, tỉ giá và lãi suất biến động mạnh, buộc chúng ta đã phải chấp nhận giảm tăng trưởng để giữ ổn định vĩ mô. 

Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam không chỉ tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô, lạm phát chỉ 2,79%, lãi suất và tỉ giá ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động.

Chúng ta cũng chứng minh không hề có hi sinh giữa tăng trưởng nhanh và chất lượng tăng trưởng. Các mô hình tăng trưởng trước đây cho thấy để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng tăng trưởng thường bị giảm sút. 

Mô hình tăng trưởng truyền thống dựa trên gia tăng vốn đầu tư, tín dụng, tăng chi tiêu ngân sách, nới trần bội chi và nợ công, khai thác tài nguyên, dầu khí... đã không đúng nữa. 

Năm 2019, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, tính cả giai đoạn 2016 - 2019 là 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% giai đoạn 2011 - 2015. 

Điều này cho thấy ngoài vốn, các yếu tố như hàm lượng khoa học công nghệ, tri thức, lao động... đã đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế so với các giai đoạn trước.

Chúng ta phải thừa nhận Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề môi trường, giao thông đô thị... Tuy vậy, những thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ "không hi sinh, đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng" thể hiện các chính sách phát triển của Việt Nam: phát triển hài hòa trên ba trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường. 

Điều này đã lan tỏa xuống các địa phương, khi lãnh đạo nhiều tỉnh, thành đã lồng ghép 3 trụ cột phát triển trên và thực tiễn cho thấy 3 mục tiêu này không loại trừ nhau mà có sự bổ sung cho nhau, cùng hướng đến một sự phát triển toàn diện. Đã có tỉnh từ chối dự án nhiệt điện than khi đánh giá nguy cơ ô nhiễm môi trường trong tương lai. 

Là những địa phương từ chối tăng trưởng ngắn hạn, cơ hội tạo ra việc làm nhưng ảnh hưởng đến môi trường... Điều đáng mừng là thực tế đã chứng minh sự từ chối này không hề ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng đề ra. Như vậy, phá vỡ được các nghịch lý, xóa bỏ nhận thức cũ cũng chính là tạo ra cái mới, động lực để cả nước tiến về phía trước, sẵn sàng đối mặt với nhiều thách thức.

Tăng trưởng GRDP Đà Nẵng 2019 thấp nhất trong 5 TP trực thuộc Trung ương Tăng trưởng GRDP Đà Nẵng 2019 thấp nhất trong 5 TP trực thuộc Trung ương

TTO - Năm 2019 Đà Nẵng chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2013 đến nay với chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,47%, không đạt kế hoạch đề ra là 8-9%. Toàn TP có tới hơn 2.000 khu đất bị đình trệ, chậm trễ trong giao dịch.

ĐỖ THIÊN ANH TUẤN (ĐH Fulbright Việt Nam) - NHƯ BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên