Thế là một số chàng trai, nhất là những anh được xếp vào loại “trai đẹp” làm thêm dịch vụ “lái máy bay bà già” hoặc phục vụ phòng the cho giới “xăng pha nhớt”. Còn một số anh “xấu như con gấu” không có “máy bay bà già” nào thuê thì giở trò “tả đồ” của khách.
Hoàng - Việt kiều Pháp mà tôi có dịp gặp tại khu “phố Tây” (Phạm Ngũ Lão) cho biết: “Mấy lần đầu về Việt Nam, em kết món này lắm, vì thấy nó hay hay và cũng giúp cho mình thư giãn gân cốt. Làm một hai lần đầu không sao, đến lần thứ ba thì giật mình vì bị thợ tẩm quất “gạ tình”. Bực mình vì thấy mình bị coi thường, em chửi thẳng mặt thì “nó” (thợ tẩm quất) làm bộ tự ái không làm nữa, bỏ về”. kể đến đây, Hoàng ngừng một lúc, vẻ mặt suy nghĩ đăm chiêu và tiếp: “Cứ nghĩ bị la “nó” giận không làm nữa, nên em không để ý, hơn nữa đang mệt vì cả ngày dạo phố, em ngủ luôn một giấc, đến khi tỉnh lại thì cái máy ảnh kỷ thuật số Canon lúc đi chơi về em để trên bàn trị giá hơn nghìn đô đã bốc hơi”.
Không riêng gì dân tẩm quất mà đội quân xích lô, xe ôm, dân buôn chợ trời, hàng lưu niệm và những cô gái đang nuôi mộng “một bước lên mây” nhờ lấy chồng ngoại đều xem khu “phố Tây” là vùng đất hứa. Bởi ai cũng nghĩ dân Tây, Việt kiều bao giờ cũng gắn với đô-la, và đó cũng là lý do khiến cho thợ tẩm quất, xe ôm, xích lô thấy khách là người Việt kêu thì nghếch mặt lên trời chê, vì họ nghĩ phục vụ cho Việt kiều, khách Tây, tiền dịch vụ và tiền boa bao giờ cũng cao hơn người Việt.
Tôi có ông bác xa kiểu “đại bác bắn không tới” làm DJ (nghề chỉnh nhạc) trong một khách sạn lớn ở trung tâm Sài gòn kể: “Nhiều khách Tây sau khi ăn chơi nhảy múa xong, có nhu cầu nhờ thợ tẩm quất vào làm cho giãn gân cốt, còn với dân gay thì chủ yếu giải quyết chuyện thầm kín như kiểu người Việt mình hay gọi là “tăng hai”. Mỗi tháng an ninh khách sạn phải xử lý vài vụ liên quan đến thợ tẩm quất vào khách sạn phục vụ “tăng hai” cho khách và chôm đồ”.
Nỗi lòng dân “bóp”
2 giờ sáng, cái giờ mà nhiều người dân đã vùi mình trong chăn ấm nệm êm thì ngoài đường, trong các ngỏ ngách, “dân bóp” vẫn cần mẫn đạp xe thầm lặng với cái xúc xắc trên tay. 2 giờ 45, hơn chục dân bóp tuổi đời không quá 25, áo quần bảnh bao tụ lại thành một tốp trước vỉa hè đối diện siêu thị M Cộng Hòa chuyện trò rôm rả. Thấy tôi dừng xe lại, cả bọn nhao lên: “anh đấm bóp thì vào đây nằm, bọn em làm luôn cho, còn muốn “tâm sự” thì bọn em lo luôn phòng, tính anh một trăm năm mươi k”. Tôi cười bảo rằng mình chỉ là dân chơi đêm, ghé vào hỏi chuyện cho vui. Nghe thế, cả nhóm cười ồ lên và đồng thanh: “Vui gì nổi anh ơi, bọn em đói thối mồm từ chiều giờ, hay là anh bao bọn em bữa bắp luộc đi, thích gì em kể cho nghe”. Nói xong, không đợi tôi trả lời, cả bọn lao ra chặn xe bán bắp dạo. Thế là tự nhiên tốn hơn 50.000đ, đổi lại là vài câu chuyện không đầu không đuôi:
“Làm nghề này có ăn lắm mà sao than dữ vậy?” - tôi gợi chuyện. Ngừng nhai, một cậu đớp ngay: “Nghề bọn em bèo bọt lắm anh ơi, hôm nào may lắm thì kiếm đủ ngày ba bữa, chứ hôm nào mưa thì đói như con sói”. “Sao nghe nói mỗi lần có khách kiếm cả tiền trăm?” - tôi hỏi tiếp. “Làm gì có, mỗi lần làm hết bài (khoảng 15-20 phút) chỉ được hơn chục nghìn thôi, trừ khi anh làm thêm “vụ kia” thì mới có ăn”. “không giấu gì anh, bọn em nhiều thằng cũng chịu “làm thêm” lắm, nhưng có nhiều tiêu nhiều, cuối cùng cũng trắng tay”. Một gã khác cho biết thêm. Và theo lời gã này, thì dân “bóp dạo” sợ nhất là gặp phải khách hàng tỉnh nhiều hơn say, hoặc đám giang hồ vặt, bởi bọn này sau khi làm xong thường quỵt luôn cả tiền công lẫn tiền boa. “Có hôm, em bị bốn thằng khống chế, bắt làm cho tụi nó, làm xong tụi nó còn đập luôn cả đồ nghề vì “làm c... gì mà mỏi thêm!” D. - một cậu trẻ nhất trong nhóm kể về tai nạn của mình như thế.
Nghề nào cũng có những rủi ro của nó, cái nghề “bóp dạo” này cũng thế. Theo tìm hiểu của tôi thì bị nạn như D. chỉ là loại nhẹ. Còn bị đánh đến bầm dập, bị trấn lột cả xe lẫn tiền như chuyện của B. cũng không hiếm.
G. - một thợ tẩm quất chân chính kể: “Lần nọ, đang đạp xe dạo trên đường 3/2 thì có một nhân viên bảo vệ chạy ra kêu em lên phòng làm cho khách. lên phòng, em run người khi thấy bà khách trạc tuổi 45, chỉ mặc đồ ngủ mỏng manh, một mình nằm đợi trên giường. Tuy hơi sợ, nhưng thấy bà đáng tuổi mẹ mình nên em trấn tỉnh vào làm, làm được một lúc thì bả lấy tay em để lên ngực, kêu em xoa đi bả bo thêm tiền. Biết ý đồ bả, em dọt luôn, mặc cho bả năn nỉ kêu lại lấy tiền công”.
Ngày nọ, đang đạp xe trên đường Ung Văn Khiêm thì có một cô gái trang điểm diêm dúa kêu vào đấm bóp. Nhìn “cấu hình” của cô gái, B. hơi ngại, nhưng vì đây là vị khách mở hàng đầu tiên nên B. không thể từ chối. vào phòng, cô gái thản nhiên lột đồ ra, chỉ còn mỗi bộ đồ “phụ tùng”. Tuy hơi ngại, nhưng trót “phóng lao” B. đành nhắm mắt làm đại. Đang làm ngon trớn, thì cánh cửa phòng bật mở, chưa kịp hiểu ra chuyện gì, một gã đầu tóc bù xù, mặt mày bặm trợn lao vào túm cổ áo B. đấm đá túi bụi, miệng không ngớt chưởi B. “mày làm gì vợ tao?”. mặc cho B. khóc lóc van xin. Mãi đến khi hàng xóm quanh đó nghe ồn ào chạy qua, và dọa báo công an thì gã mới dừng tay cho người ta đưa B. đi bệnh viện. “Đó là tai nạn kinh khủng nhất mà em từng gặp. Nghề này nó bạc lắm, thân cô thế cô nơi đất khách thì phải chịu thôi!” B. - kể giọng rưng rưng muốn khóc.
Cũng gặp nạn như B. là V. nhưng may hơn B. là V. chỉ mới bị hai tát tai, kèm theo là xe và tiền “một đi không trở lại”. Theo lời kể của V. thì như mọi ngày, V. vẫn đi làm trên con đường mà mình hay đi, thế rồi một hôm đang trên đường về thì có hai thằng không biết từ đâu nhảy ra chặn đầu xe. V. vừa dừng xe thì một thằng tát luôn hai cái phủ đầu, sau đó móc “đồ chơi” là một con dao găm ra gằn giọng: “Bọn anh mới mua con dao hết tiền rồi, giờ đói quá, mày có tiền cho bọn anh vài nghìn ăn tối”. vừa nói gã vừa đưa tay lục túi quần V. lấy đi cái bóp có hơn một triệu và giầy tờ tùy thân, và: “cho bọn anh mượn con xe nhé, chứ đi bộ thì oải lắm”.
Thường thì sau mỗi vụ tai nạn như thế, dân “bóp dạo” thường rút ra “bài học xương máu” cho riêng mình và truyền lại cho đồng nghiệp là không nên đi vào đường vắng, đoạn đường không có đèn đường, đặc biệt là những khu vực có nhiều thành phần bất hảo.
Trừ những chàng “trai đẹp” lợi dụng nghề “bóp dạo” để gạ tình dân gay hay “lái máy bay bà già” ra, thì những người như B. và V. đều là những người nghèo, lao động chân chính. Thế nhưng, muốn sống lương thiện và chân chính bằng nghề khá đặc biệt thế này thì ... “không phải muốn là được”.
Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận