Họ trả con cua lại cho biển cả sau vài lần tận dụng khi con vật không còn khả năng sản xuất theo đơn đặt hàng! Họ cho biết những nơi làm ăn kiểu này rất "ngon ăn" và vui lắm, làm không hở tay, có cả hệ thống phục vụ cơm cháo, quà bánh, nước nôi như một khu chợ thịnh vượng vì đây là mặt hàng "độc nhất vô nhị" của Cà Mau.
Chúng tôi không biết rõ về chu kỳ sinh sản của cua nhưng cảm thấy bất nhẫn vì đã ép cua đẻ còn hơn gà công nghiệp và trả con cua về chắc chỉ còn là cái xác! Chúng tôi không có thì giờ đi tận nơi kiểm chứng lời nói trên. Nếu có thể, xin nhà báo khảo sát thực tế để lên tiếng bảo vệ tôm cua dưới biển chứ ăn kiểu này, không còn loài nào sống nổi với con người...
* Người dân phá rừng, bắt thú, rồi mùa nước lên, mùa mưa tới lũ lại tràn về, không có cây cối bảo vệ thì chuyện tất nhiên xảy ra là lũ quét bản làng, thị xã.
Tôi thấy xót xa biết bao khi VTV2 chiếu những cảnh đau lòng khi người dân đem làm thịt rừng. Vị đắng đó nuốt không trôi nói chi là bỏ tiền ra mua về ăn. Người dân ta có tật thấy lợi trước mắt mà không thấy lợi lâu dài. Tận diệt rừng thì sau này sẽ hối hận không ngừng. Lúc đó, có lẽ câu tục ngữ "Việt Nam ta rừng vàng biển bạc" cũng sẽ tự nhiên được ra khỏi danh mục ca dao tục ngữ Việt Nam.
(Trương Thành Phát)
------------------------------------
*Tin bài liên quan:
Vị đắng của đặc sảnViếng Yên Tử, ăn luôn rừng trúc!Tận diệt... chim énTận diệt... địa sâmTận diệt cu xanhBẫy chim trời giăng kín phá Tam GiangKhổ vì ghe cào điện
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận