![]() |
Trương Hải Ninh và robot quét dọn rác |
Từ đam mê sáng tạo đồ chơi...
Gia đình Ninh di cư từ Thái Bình vào, lại sống ở huyện biên giới Việt Nam - Campuchia còn nhiều khó khăn nên đồ chơi điện tử với em là những thứ xa xỉ. Từ nhỏ Ninh đã rất ham thích chế tạo đồ chơi điện tử, thấy các bạn có xe đồ chơi sử dụng điều khiển từ xa, thay vì xin bố mẹ mua cho, Ninh tự mày mò tìm cách làm ra chiếc xe như bạn.
“Khi thấy các bạn cùng trang lứa có đồ chơi em ganh tị lắm, nên tìm cách để có được những thứ đồ chơi chơi với các bạn. Nhưng nhà em nghèo lấy tiền đâu mà mua” - Ninh kể. Nhìn thấy chiếc xe tải bằng nhựa của bạn, Ninh tự mày mò làm một chiếc xe tải bằng gỗ.
Thấy chiếc xe điều khiển từ xa Ninh mượn xem, tìm cách xem cấu tạo bên trong để về tìm các vật dụng có thể tự lắp ráp. Từ đó, sau giờ lên lớp, Ninh lại lân la ở các quán bán đồ phế liệu, tận dụng các linh kiện điện tử còn sử dụng được. Cuối cùng sản phẩm cũng ra đời là một chiếc xe điều khiển từ xa khá hoàn chỉnh khi có thể tiến và lui linh hoạt.
Ông Trương Thành Nam, bố Ninh, chia sẻ: “Ngay từ nhỏ nó đã đi kiếm những chiếc pin đèn đã sử dụng đấu lại với nhau thành một đoạn dài cả mét rồi nối vào các bóng điện nhiều màu để thắp”. Cũng từ những sản phầm đồ chơi Ninh bắt đầu mê chế tạo robot điện tử.
Mày mò với những ý tưởng sáng tạo và tự đi tìm những linh kiện cần thiết cho những ý tưởng của mình, Ninh lân la khắp các quán bán phế liệu, đồ điện tử và rong ruổi đến cả TP.HCM, Buôn Ma Thuột... Số tiền bố mẹ cho tiêu xài, Ninh dành dụm để mua các thiết bị phục vụ ý tưởng của mình.
Ông Nam tâm sự: “Nhiều khi đi học về là nó vào phòng đóng kín cửa, có nhiều hôm không thèm ăn cơm vì đang bận móc nối những mạch điện”.
... đến robot quét dọn rác
Thấy vấn đề môi trường đang rất “nóng” nên Ninh quyết định chọn làm đề tài để sáng tạo robot. Hình ảnh chị lao công gợi lên trong đầu Ninh nhiều suy nghĩ. Ninh quyết định phỏng theo hình dáng, động tác, công việc của chị lao công để thực hiện ý tưởng về robot quét dọn rác.
Sử dụng nhôm làm mô hình, gắn các con chíp và thiết bị từ đồ phế liệu... Trương Hải Ninh đã cho ra đời một con robot mang hình dáng người.
Để thực hiện được công việc quét dọn, thu gom rác, Ninh đã sử dụng đến hai con robot. F1 mang hình dáng người gồm ba bộ phận đầu, tay, chân. Hai tay của robot được cấu tạo để cầm chổi, thực hiện thao tác quét rác. Cánh tay của robot được thiết kế khá tinh vi để có thể linh hoạt thực hiện kéo và thả chổi. Phần dưới chân của F1 có thêm một tay phụ sử dụng để kẹp thu dọn những vật nặng, to, dài... mà chổi không thể quét được. Robot di chuyển linh hoạt theo các hướng trên bốn bánh xe.
F2 được cấu tạo gồm một chiếc thùng, một động cơ kéo, sau khi F1 đã quét và gom lại thành từng đống, F2 sẽ theo sau làm nhiệm vụ hốt và bỏ rác vào thùng.
Mỗi bộ phận được gắn một động cơ, các bộ phận này lại được liên kết với nhau bằng các vi mạch. Vừa độc lập, vừa liên kết thành một hệ thống để vận hành. “Em sẽ tìm cách hoàn thiện những robot này để có thể áp dụng vào thực tiễn” - Ninh bộc bạch.
“Ngoài giờ học nó lại ngồi say sưa bên những con chíp, dây điện... có nhiều lúc thấy cháu làm quên ăn quên ngủ mà xót ruột - bà Trịnh Thị Oanh, mẹ Ninh, cho biết - Gia đình ủng hộ, nhiều lúc cũng nhắc nhở cháu cân bằng giữa việc học và sự ham thích của mình”.
Ngoài robot lao công, Hải Ninh đã chế tạo ra xe bắn đá, robot song long. Hai sản phẩm này đã mang về cho Ninh hai học bổng tiếng Anh trong chương trình Góc sáng tạo do VTV6 tổ chức. Robot lao công giành huy chương đồng trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ VI và giành huy chương đồng tại triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần 7 (IEYI 2010) tại Hà Nội.
Áo Trắngsố 9(số 95 bộ mới) ra ngày 15/05/2011hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận